Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Làm gì để thích nghi nhanh khi bắt đầu công việc mới

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Nhân nói: “Hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc mới mà chúng ta sắp bắt đầu tham gia, những công việc cụ thể mà chúng ta sắp làm, đặc biệt phải hiểu năng lực của bản thân, xác định chính xác năng lực nội tại của bản thân góp phần lớn để tìm được công việc thích hợp nhất mà bản thân mong muốn”.

Chị Trần Thị Thúy An (ngụ Quận 2, TP.HCM) cảm thấy choáng ngợp khi chỉ vừa đi làm ngày đầu tiên đã phải tiếp nhận và ghi nhớ quá nhiều thông tin, chưa kể đến việc ngại ngùng của người mới, Thúy An không thể hòa nhập với môi trường chung của công ty.

“Ban đầu tôi nghĩ cứ làm dần dần rồi cũng quen việc và hòa nhập với mọi người, cho đến khi thực sự bắt đầu thì mọi thứ không như tôi nghĩ, cả ngày làm việc tôi chỉ trò chuyện vài câu chào hỏi xã giao với đồng nghiệp”, Thúy An nói.

Khảo sát trên một nền tảng tuyển dụng cho thấy, 30% nhân viên muốn bỏ việc sau 3 tháng được tuyển, 43% trong số đó không hài lòng khi vị trí công việc không giống như kỳ vọng, 34% gặp khó khăn, vướng mắc trong công việc và 32% cho rằng văn hóa công ty không còn phù hợp.

Lo lắng là tâm lý chung của bất cứ nhân viên mới nào, tuy vậy, đặt trường hợp có bất lợi, chúng ta vẫn phải đối mặt và giải quyết.

Lo lắng là tâm lý chung của bất cứ nhân viên mới nào, tuy vậy, đặt trường hợp có bất lợi, chúng ta vẫn phải đối mặt và giải quyết.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng Nhân (Chuyên gia tâm lý), có 3 dấu hiệu thường biểu hiện ở một người bị stress khi bắt đầu một công việc mới. Thứ nhất là biểu hiện về mặt tâm lý, họ thường có tâm trạng u uất, lo lắng kéo dài, tiếp theo là biểu hiện về mặt sinh lý có thể xảy ra như trạng thái mất ngủ, ăn uống thất thường…Và thứ ba là biểu hiện về mặt hành vi, họ dễ cáu gắt hay dễ rơi vào những xung đột không đáng có với những người xung quanh.

Về lời khuyên dành cho người lao động khi bắt đầu một công việc mới, Thạc sĩ Nguyễn Trọng Nhân nói: “Hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc mới mà chúng ta sắp bắt đầu tham gia, những công việc cụ thể mà chúng ta sắp làm, đặc biệt phải hiểu năng lực của bản thân, xác định chính xác năng lực nội tại của bản thân góp phần lớn để tìm được công việc thích hợp nhất mà bản thân mong muốn”.

Lo lắng là tâm lý chung của bất cứ nhân viên mới nào, tuy vậy, đặt trường hợp có bất lợi, chúng ta vẫn phải đối mặt và giải quyết. Nỗi lo lắng không khiến cho những khó khăn, thử thách tan biến, thay vì đặt tâm trí vào những lo lắng không thể thay đổi được, nhân viên mới nên tập trung chuẩn bị, lên kế hoạch cho những việc mình nên làm, để từng bước tạo vị trí vững chắc cho bản thân.