Người dân thu hoạch cói trên cánh đồng xanh mướt bên quốc lộ 1 ở xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn.
Họ thức dậy sớm, ra đồng làm việc khi sương mù chưa tan.
Cây cói tươi được dựng buộc thành từng bó, đứng giữa đồng trông giống những chiến binh.
Những phụ nữ hối hả gánh từng bó cói tươi từ dưới đồng sâu lên quốc lộ 1.
Họ gồng gánh đi giữa đồng cói, vẽ nên bức chân dung hình ảnh phụ nữ Việt Nam quanh năm tần tảo, chịu thương chịu khó.
Mặt trời lên cao cũng là lúc họ hoàn tất công việc, nghỉ ngơi trên đồng.
Kết thúc công việc nhọc nhằn buổi sớm, đôi vợ chồng chạy xe máy kéo, chở nguyên liệu cói về nhà.
Sau khi phơi khô cói tươi, người dân cho vào nồi nhuộm mà.
Sợi cói nhuộm màu xong được mang ra sân phơi khô.
Sau đó đưa về dệt....
Sản phẩm chiếu cói bắt đầu thành hình.
Người dân hoàn chỉnh sản phẩm chiếu cói để xuất bán ra thị trường.
Làng chiếu cói Hoài Châu Bắc (huyện Hoài Nhơn) hiện còn 800 hộ dân, với khoảng 3.200 nhân khẩu gắn bó với nghề truyền thống. Từ lâu, chiếu cói được tỉnh Bình Định chọn là sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của địa phương. Lãnh đạo xã Hoài Châu Bắc cho biết, sản phẩm chiếu cói nơi đây từng xuất sang thị trường các nước Đông Âu, Đông Nam Á và khu vực miền Trung, Tây Nguyên, mang lại doanh thu cho địa phương hàng chục tỷ mỗi năm. |