Vi khuẩn, vi trùng bám trong các vật dụng có thể sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cơ thể.
Bạn luôn tin rằng, việc dọn dẹp nhà cửa liên tục có thể giúp mọi người sống trong nhà luôn được bảo vệ bởi bầu không khí an toàn.
Vệ sinh đúng cách là điều các chuyên gia nhắc nhở mỗi gia đình. Hãy chú ý vệ sinh ở những vị trí đặc biệt, ngôi nhà bạn sẽ sạch bong kin kít.
1. Công tắc đèn và nút ấn ở các thiết bị điện tử
Công tắc đèn là thiết bị nằm rải rác ở hầu hết tất cả các phòng. Chính điều đó khiến cho vị trí này rất dễ lây lan vi khuẩn, vi trùng mà nhiều người không hề hay biết hoặc dễ bị bỏ qua không vệ sinh. Bạn nên tăng cường việc làm sạch bằng lau chùi hoặc sử dụng cồn sát khuẩn.
2. Núm, nắm cửa
Núm, tay nắm cửa cũng tương tự công tắc đèn. Bạn thường xuyên chạm tay nhưng chẳng mấy khi lau chùi. Vị trí này thường bám bụi bẩn và cũng có thể là ổ vi rút nếu tay của mọi người trong gia đình thường xuyên không rửa sạch. Hãy pha loãng giấm hoặc cồn để lau bề mặt, đặc biệt là những vị trí người già và trẻ con thường xuyên chạm vào.
3. Điều khiển các thiết bị
Điều khiển của các thiết bị điện và thiết bị điện tử cũng rất ít khi "lọt" vào danh sách làm sạch khi bạn có ý định vệ sinh nhà cửa. Các nút bấm của điều khiển thường là bằng cao su, dễ lưu lại vết bẩn, mồ hôi, vi khuẩn… Cần dùng bông hoặc vải mềm lau sạch. Có thể dùng tăm bông thấm cồn để lau sạch các kẽ hở trên điều khiển và lau lại ngay lập tức bằng vải khô.
4. Vòi và nút xả nước
Sau khi làm việc vặt trong phòng tắm, vòi và nút xả nước là hai vị trí thường xuyên sử dụng. Trong phòng tắm thường ẩm và dễ sinh sôi nấm mốc, vi khuẩn, chứa nhiều mầm bệnh. Bạn nên làm sạch thường xuyên với miếng vải ẩm cùng nước nóng hoặc thuốc sát trùng. Nên đặt chai nước rửa tay hoặc nước sát khuẩn để vệ sinh tay sau khi dùng nhà tắm.
5. Hộp đựng bàn chải đánh răng
Một vị trí nữa cần chú ý trong phòng tắm chính là hộp đựng bàn chải đánh răng. Trong phòng tắm, dù các vị trí khác được vệ sinh làm sạch định kỳ nhưng hộp đựng bàn chải có thể dễ dàng bị bỏ qua. Vị trí này thường xuyên ẩm ướt vì tần suất sử dụng bàn chải hàng ngày. Đừng quên làm sạch mỗi ngày để vi khuẩn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.
6. Núm bếp ga
Những gia đình sử dụng bếp ga để nấu ăn cần vệ sinh núm bếp ga thường xuyên bằng cách tháo núm và vệ sinh sạch như các vật dụng khác. Cần tháo lắp đúng kỹ thuật định kỳ 1 tuần 1 lần để tránh tạo nên ổ vi khuẩn ngay trong bếp.
7. Bọt biển rửa chén
Miếng bọt biển là vật dụng làm sạch nhiều đồ dùng. Tuy nhiên, việc để miếng bọt biển ẩm ướt có thể sẽ tích tụ nhiều nấm mốc và vi khuẩn. Vì thế, cần làm sạch nước nóng miếng bọt biển 1 – 2 lần/ tuần hoặc đặt trong lò vi sóng 30 giây để hạn chế tối đa việc lây lan vi khuẩn, vi trùng vào đồ ăn, các vật dụng khác.
8. Cửa tủ lạnh
Khu vực tay nắm cửa tủ lạnh là vị trí thường xuyên được các thành viên trong gia đình sử dụng. Thỉnh thoảng mở tủ ra lấy đồ ăn vặt, lấy đồ uống và tiếp tục dùng tay cho các hoạt động khác. Vì thế, điều bạn cần làm là lau rửa thật sạch tay nắm cửa để ngăn chặn tích tụ vết bẩn cũng như hạn chế vi khuẩn, vi trùng lây lan.
Theo Baanlaesuan