Ăn măng khô, xơi luôn cả lưu huỳnh tẩm ướp và nguy cơ bệnh tật đầy mình
Mỗi năm, vào thời điểm cận Tết cổ truyền, chị em lại rục rịch sắm đồ ăn cho cả nhà. Trong đó, những món đồ khô có thể mua luôn từ bây giờ mà không phải đắn đo, suy nghĩ nhiều vì có thể để trong thời gian dài. Một trong những món thực phẩm khô không thể thiếu trong Tết cổ truyền chính là măng khô.
Nói đến măng khô, chúng ta thường e dè nỗi lo nhiễm lưu huỳnh. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thực tế thì lưu huỳnh hoàn toàn được sử dụng trong công nghệ bảo quản thực phẩm nói chung và trong măng khô nói riêng. Để măng không bị mốc, người ta sẽ sử dụng biện pháp xông qua khí lưu huỳnh (SO2).
Theo đó, người ta sẽ đốt lưu huỳnh cháy và biến thành SO2, SO2 sinh ra sẽ tiêu diệt vi sinh vật ở trong măng, làm cho măng không bị mốc. Đây là loại nhiên liệu dùng để sấy măng được tổ chức y tế thế giới WHO công nhận sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên phải ở liều lượng cho phép. Nếu vượt quá ngưỡng, lưu huỳnh trong măng khô có thể gây tổn hại sức khỏe chúng ta.
Theo khuyến cáo mà WHO đưa ra tỉ lệ lưu huỳnh không được vượt quá 20mg/1 kg sản phẩm. Nhưng vì chạy theo lợi nhuận cũng như nhu cầu cận Tết tăng cao, một số cơ sở có thể không màng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo đó, người tiêu dùng sử dụng măng khô có chứa lưu huỳnh ở nồng độ cao, lâu dài có thể bị tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch nói chung.
Ngoài ra, chúng có thể làm suy giảm thị lực, gây tổn thương mắt, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết và ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Bạn cũng có nguy cơ bị tốn thương phổi, mắt, thậm chí gây nhiễm độc máu, suy thận…
Loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô: Chuyên gia hướng dẫn cách làm "chuẩn khỏi chỉnh"!
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để tránh những thương tổn do ăn phải lưu huỳnh trong măng khô, người dân cần chú ý loại bỏ đúng cách. Bạn có thể làm theo những bước sau: