Thứ rau mà chúng ta đang nói đến chính là lá hẹ. Hẹ còn có tên gọi là "rau khởi dương". Theo Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Không chỉ là một loại rau ngon, lá hẹ còn được giới chuyên môn tận dụng để trị nhiều bệnh tật vì rất lành tính.
Theo sách Bản thảo thập di, có đoạn viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên".
Còn theo y học hiện đại, cây hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin K, các khoáng chất quan trọng như đồng, sắt, mandan, canxi, riboflavin… Tất cả các dinh dưỡng này đều có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể. Đặc biệt hơn, trong loại rau này còn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng chống ung thư hiệu quả, bao gồm ung thư vú, ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt…
Hợp chất có trong cây hẹ có khả năng chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh vì nó là một nguồn dồi dào các allcin, odorin, sulfit có thể dùng để chữa nhiễm trùng, viêm tai, viêm lợi… vô cùng hiệu quả. Chưa kể, nó còn giúp phụ nữ phòng ngừa một số bệnh liên quan đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
Đối với nam giới, lá hẹ có thể kết hợp cùng một số vị thuốc khác để điều trị bệnh yếu sinh lý, xuất tinh sớm, liệt dương…
Nhiều đời nay, trong Đông y đã lưu truyền những bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả đến từ cây hẹ, được giới chuyên môn đánh giá là rất có hiệu quả.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây hẹ do lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ:
1. Chữa bệnh phụ khoa bằng lá hẹ
Vốn có khả năng chống viêm cực tốt nên loại lá nhỏ này có khả năng tiêu diệt trùng roi âm đạo, chống nấm… Chị em chỉ cần thường xuyên ăn lá hẹ là đã đủ để hỗ trợ phòng các tác nhân gây viêm nhiễm và phòng tránh được các bệnh phụ khoa.
Các món ngon từ lá hẹ : Canh hẹ nấu thịt, canh hẹ đậu hũ nấu tôm, lá hẹ xào trứng...
2. Chữa yếu sinh lý bằng hẹ tươi
Cách dùng: 50g lá hẹ tươi, muối hạt. Đem lá hẹ đi rửa sạch, ngâm lá hẹ trong nước muối 10-15 phút. Cho lá hẹ vào cối giã nhuyễn, dùng vải mùng ép lấy nước cốt lá hẹ. Uống nước cốt lá hẹ ngay khi vừa thực hiện. Dùng 2 lần/ngày sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ buổi tối.
Một số món ngon từ lá hẹ chữa yếu sinh lý: Tôm xào lá hẹ, lá hẹ xào nấm, hẹ xào lươn, cháo hẹ…
3. Trị cơn suyễn nguy cấp
Cách dùng: Lấy 1 nắm lá hẹ đem đi rửa sạch, sắc lấy nước uống, triệu chứng sẽ suy giảm.
4. Chữa phụ nữ đến kỳ kinh mà không hành kinh, khí nghịch, đưa máu ngược lên sinh thổ huyết, hoặc bị thương ứ máu, tiểu ra máu, chảy máu cam
Cách dùng: 100g toàn cây hẹ, cùng lượng đồng tiện vừa đủ. Giã nhuyễn cây hẹ, vắt lấy nước cốt, hòa chung với đồng tiện uống.
5. Sau đẻ lên cơn co giật, nôn ra nước xanh
Cách dùng: Giã nhuyễn 1 nắm lá hẹ, vắt lấy nước cốt, hòa chung với nước cốt gừng uống.
6. Chữa bụng dưới đau nhói hoặc ngộ độc thức ăn
Cách dùng: Lượng lá hẹ tùy dùng đem đi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống (nên uống nhiều).
7. Tẩy giun kim
Cách dùng: Rễ cây hẹ lượng tùy dùng đem đi sắc uống sẽ có tác dụng tẩy giun kim.
8. Chữa nhức răng
Cách dùng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
9. Viêm loét dạ dày thể hàn, đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh
Cách dùng: Rau hẹ 250g, gừng tươi 25g, tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
10. Giúp bổ mắt
Cách dùng: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần. 10 ngày một liệu trình.
11. Nhuận tràng, trị táo bón
Cách dùng: Lấy hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
12. Chữa cảm mạo, ho do lạnh
Cách dùng: Chuẩn bị lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.