Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Lợi ích đến từ những phước lành

Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên. Đối mặt với sự phức tạp của thế giới bằng thái độ cởi mở, lạc quan, cả cuộc đời mới có thể sống thanh thản.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải phân vân giữa việc được và mất, đau khổ bởi sự hợp ly. Đức Phật có nói: “Một bông hoa là một thế giới, mỗi thân cây là một kiếp phù sinh, mỗi ngọn cỏ là một thiên đường, mỗi phiến lá là một đức Như Lai, mỗi hạt cát là một miền cực lạc, mỗi phương là một cõi niết bàn, mỗi nụ cười là một trần duyên, mỗi niệm là một sự thanh tịnh”. Khi có việc vướng bận trong lòng thì suy nghĩ sẽ nông cạn, giữ tâm bình như nước thì lòng tự nhiên bớt lo âu.

Cuộc sống sẽ không uổng phí nếu bạn nỗ lực hết mình trong mọi việc, chỉ có mở lòng ta, bạn mới có thể tận hưởng hạnh phúc. Tâm lý tốt nhất để sống không gì tốt hơn là để mọi chuyện trôi qua một cách tự nhiên.

Đừng suy nghĩ nhiều về chuyện được và mất

Người xưa có câu: “Lợi ích đến từ những phước lành và phước lành đến từ những điều bất hạnh”. Thế giới luôn vận động và phát triển, hạnh phúc và tai họa phụ thuộc và đối nghịch lẫn nhau. Nhiều khi chúng ta luôn than thở về những điều xui xẻo của mình, rằng chúng ta không bao giờ giữ được hạnh phúc, trong khi đó những điều không may cứ liên tục ập đến. Như mọi người đều biết, trong phúc có họa và trong họa có phúc. Những gì bạn có được cũng có thể là những điều bạn đánh mất.

Có câu chuyện được chép lại rằng: Có một ông lão kia sinh sống gần biên ải tên là Tái Ông. Nhà ông nuôi một con ngựa quý. Thế nào nó tự nhiên đi vào rừng mất hút. Những người quen biết đến nhà hỏi thăm, ông nói với họ: “Mất ngựa biết đâu lại là điềm may”. Quả nhiên, mấy hôm sau con ngựa nọ trở về, lại “rủ” thêm mấy con tuấn mã nữa đi cùng. Anh em láng giềng đến chia vui, ông lại chép miệng nói: “Ôi dào! Được thêm ngựa biết đâu lại là họa đó”.

Con trai ông thấy ngựa đẹp bèn mải mê tập cưỡi, phi ngựa suốt ngày để đến nỗi một hôm ngã gãy cả chân. Trước sự kiện này, mọi người cho là tai hoạ, nhưng Tái Ông vẫn ung dung: “Biết đâu lại là phúc đó!”.

Sau đó, đất nước bị giặc giã, trai tráng tất thảy phải ra trận. Mà xung trận tiền thì “mười người chết chín” là cái chắc. Riêng cậu con trai ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót, ở với cha trọn đời, sinh con đẻ cái. Quả là “trong phúc có hoạ”, “trong họa lại có phúc”. Sự đời thật khó mà lường.

Những điều tồi tệ mà bạn đang gặp phải ngày nào đó có thể đem đến cơ hội cho bạn. Ngược lại, những điều tốt đẹp mà bạn hằng mong đợi sẽ có thể khiến bạn gặp rắc rối vào một ngày không xa. Chỉ cần giữ vững sự bình tĩnh, biết cách đối xử với mọi thứ bằng một trái tim bình thường và dần dần bạn sẽ nhận ra: May mắn đến bằng cách bình tâm với mọi điều xảy ra.

Mỗi người đến hay đi trong cuộc đời đều tùy duyên

Lợi ích đến từ những phước lành và phước lành đến từ những điều bất hạnh:  Tâm bình như nước, lòng bớt lo lắng, thuận theo tự nhiên, vạn sự an - Ảnh 1.

Nhà thơ trữ tình nổi tiếng Lâm Tịch đã từng chia sẻ một trải nghiệm của bản thân: Khi ông còn trẻ đã phải lòng một cô gái, nhưng vì nhiều lí do mà hai người đã không thể ở bên nhau. Vào một đêm giông bão, ông trằn trọc mãi mà không ngủ được, lo lắng không biết cô có an toàn hay không. Sau một hồi suy nghĩ, ông quyết định gọi cho cô gái vào lúc nửa đêm. Chẳng ngờ cô gái vẫn đang say giấc nồng chẳng thèm đếm xỉa đến ông, chỉ trả lời qua loa vài câu rồi cúp máy. Lâm Tịch hết sức buồn rầu, chỉ có thể gửi những nỗi tương tư vào thơ, chôn chặt mối quan hệ này trong tim mãi mãi.

Có người nói rằng, mọi mối quan hệ trên đời đều do số phận định đoạt. Phật dạy, kiếp trước năm trăm lần ngoái đầu nhìn lại mới đổi được kiếp này một lần gặp nhau. Người đến rồi đi, duyên số đã định sẵn.

Sau nhiều năm cuộc đời, một số người định mệnh sẽ trở thành những mối quan hệ không thể thiếu, tồn tại xuyên suốt cuộc đời chúng ta; trong khi một số mối quan hệ còn lại sẽ trở thành một làn khói và biến mất theo cơn gió. Nhưng dù là đồng hành hay rời bỏ, trong hành trình của cuộc đời con người, tất cả mọi sự gặp gỡ là do trời định. Như nhà văn Haruki Murakami đã nói: “Mỗi người đều có một khu rừng của riêng mình. Có thể chúng ta chưa từng đến nhưng nó đã luôn ở đó. Kẻ thì biến mất hẳn, có người đi mất rồi sẽ gặp lại”.

Có một câu nói: “Thái độ tốt nhất để mọi người tiếp xúc với một người là trở thành người tốt, sau đó là hòa hợp với những người khác”. Những người không yêu bạn, hãy buông tay đi; những người không hợp ý nhau thì hãy tránh xa ra. Trong kiếp đời này chúng ta không thể kiểm soát được duyên số, sinh tử, mạnh yếu. Đừng cố tình theo đuổi mãi một mối quan hệ, hãy trân trọng nó nếu bạn gặp phải và hãy để nó đi nếu bạn đã bỏ lỡ để bản thân được sống một cách thoải mái hơn.

Thật tâm với cuộc sống của bản thân, mọi chuyên hãy để thuận theo tự nhiên

Lợi ích đến từ những phước lành và phước lành đến từ những điều bất hạnh:  Tâm bình như nước, lòng bớt lo lắng, thuận theo tự nhiên, vạn sự an - Ảnh 2.

Một số thứ đã là của bạn, chúng sẽ là của bạn cho dù thế nào đi chăng nữa. Còn những thứ đã không thuộc về bạn dù có thế nào cũng không bao giời là của bạn. Bạn phải biết cách vượt qua những điều bạn không thể có được bằng một nụ cười thật tươi, phải học cách buông bỏ những thứ mà bạn không thể chờ đợi. Đừng ép buộc bất kì điều gì, tốt hơn hết là thuận theo tự nhiên.

Khi Shakespeare còn trẻ, ông đã có mâu thuẫn với một người giàu có ở địa phương. Để tránh bị trả thù, ông đã trốn đến London. Lúc đầu, Shakespeare sợ không thể sống tốt ở một nơi xa lạ, vì vậy ông luôn muốn tiếp xúc, tạo mối quan hệ với những người có địa vị. Nhưng dù ông có cố gắng làm người khác hài lòng đến đâu, thì cũng không thể nào có mối quan hệ tốt với những người đó. Sau này, ông nhận ra rằng thay vì suốt ngày làm những việc vô ích, ông làm việc chăm chỉ hơn để cải thiện bản thân. Từ ngày đó, Shakespeare tập trung hoàn toàn vào việc học kịch.

Đúng thời điểm đó, cơn bùng nổ nghệ thuật kịch đột nhiên lan rộng khắp. Với sự ưu tú của bản thân, ông đã có vinh dự hợp tác với những nhân vật cực kì nổi tiếng. Đồng thời, tài hoa của ông cũng nở rộ rực rỡ. Shakespeare dần dần trở thành nhà viết kịch nổi tiếng nhất trong khu vực, nhiều người có địa vị bắt đầu mời ông tham dự các bữa tiệc lớn. Thế mới thấy, mỗi người đều có số phận của riêng mình, dù mất hay được thì đều đã được an bài sẵn. Việc duy nhất mà chúng ta cần làm là nỗ lực làm việc, theo sát tình hình và thật tâm với cuộc sống của bản thân.

Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải tạo cho mình một sự tĩnh lặng và một tâm hồn bình yên nhất. Hãy đối mặt với sự phức tạp của thế giới bằng thái độ cởi mở, lạc quan. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên. Chỉ có như thế, cả cuộc đời mới có thể sống thanh thản.

Theo Baidu