Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Lứa 9X đầu tiên bước sang độ tuổi 30: Đáng sợ hơn cả thất nghiệp là 30 tuổi rồi vẫn không biết “đi đúng hướng”

Tôi muốn nói một điều rằng: Sở dĩ bạn có những thái độ tiêu cực ở độ tuổi này, có lẽ bởi phương pháp của bạn không đúng.

Trên mạng có một câu hỏi được đặt ra như sau: lứa 9X đầu tiên, trạng thái hiện tại của các bạn là gì?

Có một câu trả lời nhận được 7.5k lượt yêu thích: "Duy trì phẫn nộ, sau này đầu hàng". Điều mà cư dân mạng này muốn truyền đạt cho mọi người đó là hãy cứ phẫn nộ về mọi sự thỏa hiệp trong công việc của bản thân ở hiện tại, rồi có thể một ngày nào đó, bạn sẽ có thể nhún vai, quay người đầy kiêu hãnh nói "goodbye", vứt mọi thứ lại sau lưng, tới một môi trường khác tươi đẹp hơn.

Tôi xem kĩ hơn bình luận khác của cư dân mạng, và phần lớn mọi người đều chưa thể chạm tới cái thần thái đầy kiêu hãnh trên. Rất nhiều người đã sớm đầu hàng theo những cách khác nhau.

Chằng hạn như:

30 tuổi rồi sao mà còn cảm thấy mình vô dụng quá;

Tôi luôn cảm thấy rất mơ hồ về công việc trước mắt, không biết bước tiếp theo nên bước ra sao;

Mỗi ngày đều mệt mỏi và áp lực, mỗi ngày trong lòng đều thầm mắng "chết tiệt", nhưng ngoài miệng chỉ có thể thốt lên "Được ạ!".

Tôi muốn nói một điều rằng: Sở dĩ bạn có những thái độ tiêu cực như trên, nhưng có lẽ phương pháp của bạn không đúng.

Lứa 9X đầu tiên bước sang độ tuổi 30: Đáng sợ hơn cả thất nghiệp là 30 tuổi rồi vẫn không biết “đi đúng hướng” - Ảnh 1.

1. Đối mặt với sự không ổn định, hãy học cách xem xét lại bản thân

Có người từng nói: Tôi luôn nỗ lực làm việc và kiếm tiền, món tiền này gọi là "thèm vào tiền của ông". Có nghĩa là khi ông chủ đuổi việc hay bắt bạn đi làm những việc mà bạn không muốn, bạn có thể kiêu ngạo nhìn thẳng vào mặt ông chủ mà nói "thèm vào tiền của ông".

Câu nói này rất nhanh chóng trở thành nguồn cảm hứng của nhiều người, khiến họ mộng tưởng rồi một ngày nào đó có thể "được diễn cảnh này", có thể nghỉ việc một cách đầy kiêu hãnh rồi sau đó thực hiện chuyến du lịch nói đi là đi.

Nhưng bạn có nhất thiết phải làm như vậy? Nghĩ kĩ lại mà xem, ngoài cảm giác sảng khoái khi nhìn thẳng vào người ta và nói như vậy, bạn còn có được cái gì? Bị đuổi việc thì vẫn là bị đuổi việc, lật mặt thì vẫn là lật mặt.

Chưa kể khi bạn đi phỏng vấn ở một công ty mới, đôi khi không tránh khỏi bị điều tra quá khứ nghề nghiệp trước đó. Bạn cho rằng ông chủ, người mà bạn từng dám lật mặt, người mà bạn nhìn thẳng vào và nói "thèm vào tiền của ông", sẽ có thể nói được những lời tốt đẹp về bạn?

Hơn nữa, nhảy việc và bị đuổi việc là hai việc hoàn toàn khác nhau, nhảy việc có thể khiến đối phương công nhận năng lực của bạn, còn nếu là bị đuổi việc, khó tránh khỏi việc bị nghi ngờ về tố chất nghiệp vụ.

Vì vậy, thay vì nghĩ ngồi đó nghĩ cách ra đi sao cho "oách", việc bạn cần làm là xem xét lại bản thân, có phải mình có chỗ nào không đúng, nhẫn nại phân tích vấn đề, cải thiện bản thân. Nói tuy thì dễ nhưng làm lại không dễ dàng, nhưng nếu làm được, bạn sẽ phát hiện ra mình trưởng thành lên rất nhiều.

Nếu như vấn đề ở phía lãnh đạo, vậy thì chúng ta cũng cần phải lưu tâm thật kĩ xem công ty tiếp theo mà mình ứng tuyển có phù hợp với nhân sinh quan, nghề nghiệp quan của mình hay không.

Lứa 9X đầu tiên bước sang độ tuổi 30: Đáng sợ hơn cả thất nghiệp là 30 tuổi rồi vẫn không biết “đi đúng hướng” - Ảnh 2.

2. Trao đổi vai trò, nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của đối phương

Ở nơi làm việc thường xuyên xuất hiện tình huống cấp trên cướp công của bạn, bạn vì chuyện này mà tức phát điên, không biết nên làm sao.

Chúng ta có thể đứng từ góc độ của cấp trên để nghĩ như này: cấp trên giành công lao của bạn, có lẽ là bởi họ xem trọng bạn.

Ở trong một công ty, lời nói và quan điểm của cấp trên chắc chắn sẽ có trọng lượng hơn của một nhân viên như bạn. Vì vậy, mặc dù bạn muốn người khác khen ngợi mình, nhưng người mà bạn nên làm hài lòng nhất, chính là sếp của bạn.

Hơn nữa, bạn càng nên ý thức một điều rằng, chính vì cấp trên cảm thấy thành quả công việc của bạn ưu tú, nên bạn mới "có cái kết cục như này".

Vì vậy, hãy nghĩ rằng giúp đỡ cấp trên trở nên xuất sắc hơn trong mắt người khác, ít nhất có thể thêm một phần bảo hiểm cho công việc của bạn. Dẫu sao thì thế hệ 9X đầu đều đã kết hôn sinh con, nhất định phải phải có cho mình một công việc ổn định.

Có một lần khen thưởng bộ phận, tôi đi theo tổ trưởng A thực tập, leader B của bộ phận chúng tôi khi đem bản kế hoạch dự án cho các bộ phận khác đã không viết tên A vào trong đó, A liền đi nói với leader B rằng:

"Em phát hiện là sếp không viết tên em lên bản kế hoạch dự án, em nghĩ sếp làm như vậy chắc chắn có cái lý của mình. Em thực sự hi vọng sếp có thể tạo được quan hệ tốt đẹp với các bộ phận khác. Nhưng nếu lần sau sếp có thể thêm tên em vào vậy thì em sẽ cảm kích vô cùng ạ."

Tất nhiên, A sau đó thành công lên được 2 chức bậc. Bạn thấy không, hãy khéo léo để có thể dẫn vào những mục tiêu công việc lớn hơn, hãy để sếp nghĩ rằng bạn đang suy nghĩ từ quan điểm của họ, sếp tự nhiên cũng sẽ hiểu ý của bạn.

Lứa 9X đầu tiên bước sang độ tuổi 30: Đáng sợ hơn cả thất nghiệp là 30 tuổi rồi vẫn không biết “đi đúng hướng” - Ảnh 3.

3. "Còn bò lo làm chuồng", hãy là một "thanh niên đa dạng hóa"

Tại sao Lý Gia Thành có thể liên tiếp là tỷ phú người Hoa giàu nhất trong 20 năm trời?

Những người quen biết với Lý Gia Thành đều biết, ông là một người có ý thức nguy cơ rất mạnh mẽ, 90% thời gian trong một ngày của mình ông đều dành để suy nghĩ về tương lai, đợi tới khi nguy cơ xảy đến, ông sớm đã có sự chuẩn bị.

"Thần cổ phiếu" Warren Buffett từng nói: đừng bao giờ để tất cả trứng vào một chiếc giỏ.

Ý muốn nói đừng bao giờ bỏ hết vốn vào một cái làn, luôn luôn phải có nhiều sự chuẩn bị.

Có người lương tháng 50 triệu, có người dựa vào nghề tay trái thu nhập hàng trăm triệu đồng, có người hai mấy tuổi đầu thôi nhờ biết cách quản lý tài chính mà đã mua được nhà được xe… Bạn có phát hiện ra rằng, những người bằng tuổi bạn, đang dần bỏ xa bạn?

Bạn có biết điểm chung của họ là gì không? Đó là họ phát triển theo hướng đa phương, hay nói cách khác là họ là những "thanh niên đa dạng hóa".

"Thanh niên đa dạng hóa", ý chỉ những người không hài lòng với phương thức sống "chuyên một lĩnh vực", thay vào đó họ lựa chọn nhiều nghề nghiệp, nhiều danh tính cuộc sống, nói đơn giản, là họ có nghề tay trái.

Nhưng làm thế nào và đào đâu ra vốn để bắt đầu một nghề phụ?

Tiết kiệm, tiết kiệm, tiết kiệm.

Mọi người ai cũng ngưỡng mộ những "đại hiệp" làm nên thành công từ hai bàn tay trắng, nhưng thứ bạn nhìn thấy là bề nổi chứ không phải nguyên lý sâu xa bên trong. Tất cả mọi hoạt động khởi nghiệp đều cần tới một lượng vốn khởi động nhất định, số vốn này đến từ đâu? Đến từ sự tích lũy từng chút từng chút một từ ngày nay qua tháng khác, từ năm này qua năm khác.

Xã hội hiện tại là xã hội đa nguyên hóa, xã hội mà một khi nguy cơ xảy tới thì một nghề tay trái là điều vô cùng cần thiết, sống chết với một chuyên môn, một công việc ổn định, chịu thu nhập bị động là điều rất nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta cần phải học cách tìm kiếm sở thích của bản thân, rồi từ từ bồi dưỡng, biến sở thích đó thành nghề tay trái đắc lực.

Hãy nhớ, khi mới bắt đầu công việc phụ thì đừng nghĩ tới kiếm tiền, xem nó là sở thích rồi chơi cho vui là được, lâu dần bạn sẽ phát hiện ra, bạn chơi càng thuần thục bao nhiêu, thu nhập của bạn sẽ càng nhiều bấy nhiêu.

Cứ như vậy, bên cạnh một công việc và mức lương cố định, khi có thêm một nghề tay trái, bạn sẽ phát hiện ra cuộc sống của mình dường như bừng sáng hơn.