Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Món quà ngày chia tay

Tôi và vợ tôi vừa hoàn thành một chặng đường dài 150 dặm từ trường đại học của con gái tôi về nhà. Đây là lần đầu tiên con gái tôi phải rời nhà trong một khoảng thời gian lâu như thế.

Jim Comstock (Mỹ)

Khi đã lên giường ngủ, tôi bắt đầu nghĩ về lúc tôi xa nhà đi học. Hôm đó bố tôi cũng lái xe đưa tôi đi, chúng tôi ngồi trong một chiếc xe tải. Đằng sau tôi là chiếc rương mà tôi mua từ khoản tiền tôi kiếm được từ việc cắt cỏ mùa hè năm đó. Trước tôi còn có 3 anh trai nữa, và tôi là người đầu tiên được đi học đại học. Mẹ tôi đã khóc rất nhiều và tôi cũng vậy; sau khi trang trại đã xa khuất khỏi tầm mắt, tôi  bắt đầu cảm thấy lo lắng và sợ hãi.

Chiếc xe đi rất chậm và tôi cũng mong như thế. Tôi không muốn vào thành phố quá sớm. Tôi nhớ bố và tôi đã dừng lại cạnh một dòng suối và ăn bánh kem do mẹ tôi đã chuẩn bị cho hai bố con.

Tôi còn nhớ trước lúc bố tôi quay về nhà, tôi đã nắm tay bố tôi. Trong khoảnh khắc buồn ấy ông chỉ nhìn thẳng về phía trước, không nói một lời nào nhưng tôi biết rằng ông đang muốn nói một điều gì đó với tôi. Cuối cùng bố tôi đã nói “Bố không biết nói với con những điều gì nữa.Món quà ngày chia tay

 

Bố chưa bao giờ được đi học đại học và các anh con cũng vậy. Bố không thể khuyên con nên làm và không nên làm điều gì bởi vì mọi thứ bây giờ khác lắm rồi và bố không thể biết được điều gì có thể xảy ra. Bố cũng không thể đem lại cho con nhiều tiền được mà bố chỉ có thể nghĩ rằng bố sẽ cố gắng làm việc.”

Rồi bố đưa cho tôi một sổ séc còn khá mới. “Nếu thực sự cần thiết thì còn có thể viết một khoản séc nhỏ. Nhưng khi nào con muốn viết hãy gửi cho bố một lá thư và cho bố biết con muốn viết bao nhiêu. Trong nhà mình vẫn luôn có vài thứ chúng ta có thể bán con ạ. ”Trong suốt 4 năm, tổng số séc tôi đã viết chưa đến 1000 đô la. Tôi đã làm rất nhiều công việc: từ lái xe cho một người phụ nữ giàu có, làm thủ thư, đến đọc sách cho những sinh viên khiếm thị và trông coi những đứa trẻ của các giáo sư trong trường.

Bố tôi tiếp tục “Con luôn phải nhớ con là một người như thế nào. Dù con làm bất cứ công việc gì, hãy luôn nhớ phải làm việc chăm chỉ và trung thực.”

Tôi biết rằng không lâu nữa thôi tôi sẽ đơn độc trong thành phố rộng lớn này, và tôi hẳn sẽ nhớ lắm những luống cày, những cơn gió mát mẻ và một cuộc sống mà tôi luôn nghĩ rằng tôi sinh ra là để dành cho nó.

Sau đó bố tôi cúi xuống ghế và lấy lên một quyển Kinh thánh đã cũ kĩ và nhàu nát mà bố tôi đã đọc quá nhiều lần. Bố đưa cho tôi và và nói “Cuốn sách này có thể giúp con rất nhiều nếu con đem lại cho nó một cơ hội để giúp đỡ con.” Khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi đưa lại quyển Kinh thánh cho bố tôi nhưng ông đã nói rằng tôi hãy giữ nó để sau này đưa lại cho những đứa con của tôi.

Đáng lẽ tôi nên đưa quyển Kinh thánh cho con gái tôi nhưng tôi đã quên hoặc là tôi không có ý muốn đưa. Mọi thứ đã khác lắm rồi. Tôi đã khá giả còn bố tôi thì không. Tôi đã đi đến nhiều nơi và tôi có thể đem lại cho con gái tôi mọi thứ, còn bố tôi chỉ có thể đem lại cho tôi quyển Kinh thánh đó. Nhưng liệu như thế có có nghĩa rằng tôi đã đem lại cho con gái tôi mọi thứ? Tôi thực sự chưa bao giờ tin rằng tôi có thể đem lại những gì cho con gái tôi như bố tôi đã đem lại cho tôi trước đây.

Buổi sáng hôm sau, tôi đã gói cuốn sách lại, gửi nó cho con gái tôi kèm theo một lời nhắn “Cuốn sách này có thể giúp con rất nhiều nếu con đem lại cho nó một cơ hội để giúp đỡ con.”