Kết quả điều tra quốc gia về các bệnh gây mù có thể phòng tránh vừa công bố cho thấy, chỉ với 14 tỉnh, thành đã có hơn 330.000 người mù, hơn 2 triệu người ở độ tuổi trên 50 tuổi có thị lực kém.
Nguyên nhân hàng đầu gây mù 2 mắt là do đục thủy tinh thể (chiếm 74%). Riêng với những người trên 50 tuổi, bệnh lý võng mạc thoái hóa hoàng điểm lại chính là “thủ phạm” gây mù lòa phổ biến nhất.
Không ít trường hợp bệnh nhân mù lòa, suy giảm thị lực là do chưa nhận thức đúng và không có biện pháp kịp thời trong phòng tránh, điều trị từ sớm các bệnh về mắt. Nếu như nguyên nhân làm mất thị lực, mù lòa do chấn thương, viêm nhiễm chỉ chiếm 10% nhưng lại được quan tâm giải quyết sớm thì những triệu chứng như nhìn mờ, đau nhức, đục mắt, giảm hay mất thị lực trung tâm hoặc không thể nhìn xa, nhìn rõ… thường xuyên bị bỏ qua.
Không có biện pháp chăm sóc, bảo vệ mắt từ sớm dễ dẫn đến thị lực suy giảm, thậm chí mù lòa.
Mắt là giác quan có cấu trúc hết sức tinh vi, trong đó, thủy tinh thể và võng mạc được coi là hai bộ phận cơ bản và có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo chức năng nhìn - thị lực - của mắt.
Tại Hội nghị Nhãn khoa châu Âu về chủ đề võng mạc gần đây, các báo cáo khoa học nhấn mạnh, việc bảo vệ thủy tinh thể, võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố (RPE) có vai trò quan trọng giúp bảo vệ mắt từ bên trong. Tiếp đó, các nhà khoa học Anh cũng bắt đầu thử nghiệm phương pháp điều trị mù lòa bằng phương pháp cấy tế bào gốc vào lớp RPE. Tuy nhiên, phương pháp này còn đang trong quá trình nghiên cứu và phải tiêu tốn khá nhiều chi phí cho một ca điều trị.
Nhận diện các yếu tố gây hại cho mắt
Dưới tác động của tuổi tác, ô nhiễm môi trường, hóa chất, ánh sáng xanh có hại… các tế bào đặc biệt trong mắt dễ bị tấn công liên tục làm thủy tinh thể dần dần bị đục, võng mạc bị tổn thương, dẫn đến chức năng cảm nhận ánh sáng của mắt bị suy giảm, tăng nặng sẽ dẫn đến mù lòa.
Ô nhiễm môi trường, thói quen lạm dụng các thiết bị màn hình làm mắt nhanh chóng bị lão hóa.
Trong đó, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại, máy tính, tivi khi tác động vào mắt gây ra Hội chứng thị giác màn hình (CVS) - được xem là căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống thế kỷ 21. Tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị màn hình, ánh sáng xanh sẽ tấn công làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, gây các biểu hiện nhìn mờ, đau nhức mắt, khô mắt, khó tập trung, suy giảm thị lực... Đây cũng là tiền đề của nhiều bệnh lý mắt nguy hiểm như thoái hóa hoàng điểm, mù lòa.
Bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã chứng minh chính sự biến đổi về thành phần, tỷ lệ của protein tham gia cấu tạo thủy tinh thể và sự suy yếu của lớp RPE là nguyên nhân của tình trạng đục thể thủy tinh và tổn thương võng mạc (đặc biệt là hội chứng CVS và thoái hóa hoàng điểm).
Giải pháp giúp bảo vệ mắt từ bên trong
Từ các phát hiện về nguyên nhân của tình trạng đục thể thủy tinh và tổn thương võng mạc, các nghiên cứu đã tiến triển đột phá khi phát hiện tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu sulforaphane) giúp tăng cường thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ, có khả năng bảo vệ thủy tinh thể và lớp RPE một cách ưu việt, làm chậm quá trình thoái hóa tế bào và bảo vệ tế bào thị giác.
Tinh chất Broccophane thiên nhiên có trong WIT được chứng minh có khả năng ưu việt trong bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, giúp phòng ngừa bệnh mắt.
Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) cũng kết luận, tinh chất này có khả năng phòng ngừa thoái hóa hoàng điểm và các bệnh về mắt khác từ bên trong, giữ cho mắt luôn tinh anh, khỏe mạnh. Ngoài ra, trong chăm sóc mắt hàng ngày, các bác sĩ nhãn khoa cũng khuyến cáo người dân nên khám mắt định kỳ tại các bệnh viện uy tín để kịp thời phát hiện và xử trí sớm các bệnh lý về mắt. Đồng thời phải thực hiện những thói quen tích cực để bảo vệ mắt trong đời sống thường ngày:
- Đeo kính râm khi ra đường để giảm sự nguy hại từ các tia cực tím.
- Tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, khói bụi, tia hàn,…
- Giảm thời gian xem tivi, sử dụng máy tính, điện thoại để hạn chế tác hại từ ánh sáng xanh màn hình.
- Trừ lúc ngủ, mắt làm việc trung bình từ 16-18 giờ mỗi ngày. Do vậy, cần chú ý cho mắt nghỉ ngơi, vệ sinh mắt thường xuyên.
Chủ động chăm sóc mắt từ sớm và bảo vệ từ bên trong chính là biện pháp an toàn và hữu hiệu để phòng ngừa tổn thương mắt, hạn chế suy giảm thị lực và mù lòa, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay trên toàn cầu có khoảng 45 triệu người mù và con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu không có các biện pháp phòng chống hữu hiệu. Trong đó, 90% người mù sống ở các nước nghèo, đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn (Việt Nam là quốc gia xếp trong nhóm các nước này). WHO ước tính, khoảng 75% trường hợp mù lòa trên thế giới có thể phòng tránh được nếu kịp thời phát hiện và chủ động chăm sóc, kiểm soát và phòng ngừa bệnh mắt ngay từ sớm. |