Trong đó: Quảng Bình 2 người, Quảng Trị 13 người (tăng 1 người trên tàu Vietship, 1 bị thương không qua khỏi), Thừa Thiên Huế 12 người (tăng 14 người do mất tích đã tìm thấy thi thể, trong đó 13 thi thể ở tiểu khu 67), Quảng Nam 9 người, Đà Nẵng 3 người, Quảng Ngãi 1 người, Gia Lai 1 người, Đắk Lắk 1 người, Lâm Đồng 1 người, Kon Tum 2 người.
Số người mất tích là 7 người (giảm 1 người so với báo cáo ngày 15/10 do đã tìm thấy thi thể ở tỉnh Thừa Thiên Huế), gồm: Quảng Trị 3 người, Đà Nẵng 1 người, Quảng Nam 2 người, Gia Lai 1 người.
Mưa lũ đã đã có 649 ngôi nhà bị sụp đổ, hư hỏng (tăng 64 nhà so với báo cáo ngày 15/10). Giao thông tại 168 điểm quốc lộ với tổng 33.639 đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng ở các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Về nông nghiệp, mưa lũ đã làm hư hại nghiêm trọng: 5.514ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 3.978ha thuỷ sản bị thiệt hại; 445.708 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Tàu thuyền tại các tỉnh ven biển cũng chịu ảnh hưởng do bão: 6 tàu vận tải/57 người bị sự cố tại tỉnh Quảng Trị, trong đó đã cứu vớt được 50 người, 7 người bị chết, mất tích; 4 tàu cá/17 người bị chìm, các thuyền viên đã được cứu vớt an toàn.
Tại các tỉnh khu vực phía Bắc cũng chịu nhiều thiệt hại do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7. Ở huyện Trạm Tấu, Yên Bái có 1 người mất tích là anh Mùa A Tráng (sinh năm 1987) do bị nước cuốn trôi khi lội qua suối. Có 14 ngôi nhà bị hư hỏng và 1 ngôi nhà bị sập. Nam Định là địa phương chịu nhiều ảnh hưởg về nông nghiệp khi bão đi qua: 870 ha lúa giảm năng suất, 105 ha rau màu bị thiệt hai; đây cũng là địa điểm xảy ra sự cố sạt mái kè Hải Thịnh 3 với diện tích các hố sạt 278m2 (tại K25+320 và K25+770).