Muối là một loại gia vị quen thuộc trong trong nhà bếp của mỗi gia đình, tuy nhiên không phải ai cũng biết muối có nhiều lợi ích cho sức khỏe và công dụng thần kỳ trong việc làm đẹp.
Cùng với đó, việc ăn muối quá nhiều hằng ngày là nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp, tim mạch... Vì vậy, cần tính toán lượng muối cần cho cơ thể mỗi ngày để sử dụng hợp lý các loại gia vị và thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ.
Ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?
Theo điều tra của Bộ Y tế, người Việt Nam đang tiêu thụ trung bình khoảng 9,4g muối/người/ngày, gần gấp đôi mức khuyến cáo. Khẩu phần ăn quá nhiều muối là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ cao bệnh huyết áp và bệnh tim mạch.
Khi cơ thể thừa muối sẽ có các dấu hiệu như: tăng cảm giác khát, uống nhiều nước, huyết áp tăng cao. Ngược lại, dấu hiệu cơ thể thiếu muối là nôn ói, nhức đầu, bứt rứt, yếu cơ, chuột rút và nếu nặng sẽ gây hôn mê.
Tuy nhiên các triệu chứng trên không đặc trưng để nhận biết dư hoặc thiếu muối. Để xác định chính xác cần xét nghiệm máu.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, người trưởng thành nên ăn ít hơn 6 gam muối mỗi ngày, tương đương với một thìa cà phê muối.
Lượng muối này bao gồm cả muối có sẵn trong một số loại thực phẩm như bánh mì và muối được thêm vào trong quá trình chế biến, nấu nướng thức ăn. Đối với trẻ em, lượng muối khuyến nghị ít hơn so với người lớn, phụ thuộc vào từng độ tuổi, cụ thể:
Hàm lượng natri được ghi trên nhãn các loại thực phẩm chỉ là một cách nói khác về hàm lượng muối trong thực phẩm đó. Tuy nhiên, hàm lượng natri cho phép được đo khác với hàm lượng muối, do đó người tiêu dùng cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm này.
Thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hằng ngày có chứa 400mg natri (tương đương 1g muối) và hải sản sẽ có lượng muối cao hơn.
1g muối có khoảng 400mg natri; 1g hạt nêm có khoảng 200mg natri; 1g bột ngọt có 130mg natri; 1ml nước mắm có 77mg natri; 1ml nước tương có 56mg natri; Mỗi gói mì chứa trung bình 4,3g muối (khoảng 1700mg natri).
Muối ăn có nhiều lợi ích với sức khỏe
Cân bằng điện giải: Natri là một chất điện giải rất cần thiết cho cơ thể giúp cân bằng lượng chất lỏng và giữ nước cho cơ thể. Trong khi đó, cơ thể chúng ta lại không thể tự tổng hợp được chất điện giải này mà cần phải thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Do đó, việc sử dụng muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bổ sung natri hiệu quả, ngăn ngừa các triệu chứng mất cân bằng điện giải như co giật, mệt mỏi, nhịp tim bất thường, buồn nôn...
Giữ nước cơ thể: Tất cả các mô, tế bào trong cơ thể đều cần phải có nước để duy trì hoạt động bình thường. Nếu cơ thể bị thiếu muối sẽ rất dễ mất nước, gây ra tình trạng mệt mỏi, sạm da, chuột rút và chóng mặt cục bộ.
Sát trùng, giảm viêm: Nước muối có tính sát trùng nên thường được sử dụng để khử trùng vết thương. Hiện nay, trên thị trường đã có các sản phẩm nước muối sinh lý pha loãng dùng khi rửa vết thương.
Nước muối có tác dụng làm loãng dịch đờm trong cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn vòm họng để hạn chế lây lan bệnh tật. Chính vì thế, nó thường dùng để súc họng khi bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan...
Bảo vệ răng miệng: Súc miệng bằng nước muối chính là thói quen của nhiều người để bảo vệ với sức khỏe răng miệng bởi nó có khả năng sát trùng mạnh, tiêu diệt các vi khuẩn có hại và đánh bật mùi hôi, các mảng bám thức ăn trên răng. Công dụng của muối sẽ giúp duy trì độ chắc khỏe và trắng sáng của răng, tái tạo và bù đắp các mô răng bị tổn thương.
Đặc biệt, đối với những người đang có vấn đề về nướu, sưng nướu, viêm lợi, nước muối chính là một giải pháp hữu hiệu giúp tiêu viêm hiệu quả.
Giảm ngứa, viêm da: Khi các vùng da chân, da tay bị đỏ da, viêm ngứa, đau nhức... dùng nước muối ngâm chân là một giải pháp hữu hiệu giúp sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Phương pháp này cũng rất hiệu quả đối với những người bị nước ăn chân.
Ngăn ngừa chuột rút: Thiếu hụt khoáng chất, mất cân bằng điện giải chính là nguyên nhân gây ra chuột rút. Chính vì thế, việc bổ sung muối ăn trong thực đơn hàng ngày để bổ sung khoáng chất, ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi luyện tập thể dục thể thao.
Duy trì chức năng tuyến giáp: Lượng iốt nhỏ bé có trong muối có tác dụng duy trì hoạt động của tuyến giáp và ngăn ngừa ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, iốt chỉ cần một lượng nhỏ, không nên bổ sung quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Hỗ trợ săn da và giải độc tố cho sản phụ: Chỉ cần rang muối hạt, cho vào túi vải chườm lên mặt hoặc vùng bụng của phụ nữ mới sinh để giải bớt độc tố cho cơ thể, làm da săn chắc, bụng gọn gàng hơn.
Công dụng làm đẹp của muối ăn
Bảo vệ tóc: Bạn dùng một ít muối và phèn chua đem pha loãng trong nước ấm, sau đó thấm đều lên da đầu và massage vài phút. Dùng khăn sạch ủ tóc trong khoảng 10 phút, sau đó xả lại bằng nước ấm.
Làm như vậy da đầu sẽ hết bị ngứa, giảm gàu và tóc bớt rụng. Có thể thực hiện 2 lần/tháng cho tóc thường hoặc thực hiện thường xuyên nếu bị chứng rụng tóc hoặc da đầu bị gàu.
Cải thiện làn da: Để có làn da sáng, sau khi rửa sạch mặt, bạn dùng muối pha với chút nước rồi thoa lên mặt, sau đó massage đến khi nước muối ngấm hết vào da rồi rửa lại bằng nước ấm và sử dụng kem dưỡng da. Bạn sẽ có làn da sạch, sáng trắng sau 1 tuần với 2 lần/ ngày.
Với những người da nhờn, mỗi ngày bôi muối lên mặt rồi massage nhẹ nhàng khoảng 3 phút, chẳng những hạn chế được lượng dầu tiết ra mà còn sáng đẹp hơn.
Giảm mụn ở lưng: Nếu trên lưng bạn có mụn, bạn có thể tắm bằng nước ấm để cơ thể nóng lên, lỗ chân lông giãn ra và khi đó bạn có thể dùng muối chà vào lưng rồi massage nhẹ nhàng. Cứ như vậy dùng bông thấm nước muối lên chỗ lưng bị mụn khoảng 10 phút rồi tắm sạch. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ sau một thời gian tắm nước muối.
Trị mụn đầu đen: Bạn chỉ cần dùng tinh thể muối hòa tan thoa lên mặt đã được rửa sạch, đợi 5-10 phút tùy vào tình trạng mụn sau đó massage nhẹ nhàng để các tinh thể muối rơi dần xuống. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch, những tinh thể muối sẽ lấy đi chất bẩn và những cồi mụn.
Mẹo vặt nhà bếp với muối ăn
Loại bỏ các vết bẩn ở khe cửa: Bạn hãy rắc một ít muối lên đường khe cửa, sau đó đổ một ít muối nở (baking soda) lên trên, rồi đổ một ít giấm trắng lên trên muối nở. Vì baking soda và giấm trắng sẽ tạo ra một phản ứng hóa học nhất định, có khả năng khử độc rất mạnh. Sau khi đổ, chúng ta có thể trải một lớp khăn giấy lên trên và để trong năm phút.
Sau năm phút, chúng ta mở khăn giấy, và sau đó nhẹ nhàng lau khe cửa bằng khăn giấy. Vì muối ăn ở dạng hạt và có tính ma sát mạnh, và baking soda có khả năng khử nhiễm mạnh, nên giấm trắng có thể làm mềm vết bẩn trên khe hiệu quả. Bằng cách này, khe cửa có thể dễ dàng được làm sạch và chúng ta có thể đơn giản làm sạch các khoảng trống trong khe.
Lau xong, khăn giấy dính đầy bụi bẩn. Sau khi làm sạch, chúng ta sẽ dùng giẻ lau sạch phần muối thừa trên khe, khe sẽ trắng sạch như mới sau khi lau.
Khử mùi đặc biệt trên dao: Gia đình nào cũng sử dụng dao nhà bếp để cắt rau khi nấu ăn và mỗi loại thực phẩm có mùi vị riêng.
Tuy nhiên, một số loại gia vị sẽ để lại mùi khó chịu hơn trên dao sau khi cắt, ví dụ như khi chúng ta cắt xong hành lá hoặc tỏi thì trên dao chắc chắn sẽ có một số hương vị nồng nặc.
Để loại bỏ chúng khi muốn cắt các món ăn khác, bạn xát muối vào dao sau khi cắt hành hoặc tỏi, sau đó để yên trong hai phút. Cuối cùng, rửa lại dao bằng nước sạch, nó sẽ loại bỏ hoàn toàn mùi hôi trên dao.
Khử mùi lạ trên khăn: Bạn có thể giặt khăn trong nước muối sau một thời gian sử dụng, điều này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn trên khăn mà còn khử sạch mùi lạ trên khăn.
Ngăn ngừa nấm mốc trên rèm cửa nhà tắm: Khi mới mua rèm về, bạn hãy giặt rèm với nước muối, nấm mốc sẽ không có cơ hội phát triển.
Dập tắt đám cháy: Với những đám cháy nho nhỏ xảy ra khi nấu ăn, bạn hãy nhanh tay đổ muối vào ngọn lửa, đám cháy sẽ được dập tắt nhanh chóng.
Làm sạch bàn là: Để làm sạch vết bẩn trên bàn là, bạn bật ở nhiệt độ cao, rắc một chút muối lên một tờ giấy mỏng rồi là vào đó, sau đó chờ nguội và lau lại chiếc bàn là là được.
Làm sạch bồn rửa: Pha muối với nước cốt chanh rồi dùng để chà rửa chiếc bồn rửa bát, nó không những làm sạch nhanh mà còn có công dụng sát trùng.
Xử lý vết muỗi đốt: Để giảm ngứa do muỗi cắn, bạn chỉ cần làm ẩm đầu ngón tay với nước, sau đó chấm vào muối và chà xát lên vết muỗi đốt.
Làm sáng đồ đồng bằng muối: Để vệ sinh và làm sáng đồ đồng, các bạn chỉ cần trộn muối với giấm (hoặc chanh) và bột mỳ, sau đó chà lên bề mặt bị mờ xỉn, đồ đồng sẽ sáng như mới.
Ngăn dầu mỡ bắn ra ngoài khi chiên xào: Bạn cho dầu vào chảo, chờ dầu thật sôi rồi rắc đều một ít muối (khoảng 1/4 muỗng càphê), sau đó cho thực phẩm vào chiên/xào. Ngoài việc khử độc tố trong dầu, muối còn làm giảm đáng kể lượng dầu văng ra ngoài.
Để cây nến không bị chảy lãng phí: Bạn ngâm nến vào dung dịch muối đặc trong khoảng vài giờ, sau đó bỏ ra thắp bình thường, kết quả sẽ vô cùng kỳ diệu.
Khử mùi hôi trong giày: Bạn hãy rang muối lên để loại bỏ hơi nước trong muối. Cho muối vào trong một miếng vải mỏng rồi nhét vào trong đôi giày. Bạn để như vậy qua đêm cho đến khi mùi hôi trong giày được loại bỏ. Cuối cùng, lấy miếng vải ra là bạn đã có thể sử dụng giày như bình thường.
Làm thuốc diệt kiến từ muối: Bạn pha muối với nước nóng rồi xịt dung dịch nước muối này vào nơi kiến bò qua, nơi chúng tụ tập. Muối mặn làm kích ứng da, chân, miệng của kiến. Từ đó, kiến sẽ phải bỏ ngôi nhà của bạn mà rời đi.
Cách giữ táo không bị thâm sau khi bổ: Bạn hãy pha một bát nước muối loãng. Sau khi gọt vỏ và cắt miếng, hãy bỏ táo vào ngâm trong bát nước muối ngay. Ngâm khoảng 10 phút thì vớt táo ra và thấm cho khô nước. Với cách này, táo sẽ không bị chuyển sang màu nâu mà vẫn giữ được độ trắng đẹp.