Nếu không ăn được mướp đắng tươi, bạn có thể thái lát và phơi khô dùng để pha trà. Hoặc có rất nhiều các món ăn chế biến từ trái mướp đắng rất dễ ăn và thơm ngon.
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu
Mướp đắng có hàm lượng vitamin C, vitamin E cao. Những loại vitamin này giúp chống lại quá trình oxy hóa lipid, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol, duy trì độ đàn hồi của mạch máu và có nhiều chức năng giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch.
Sử dụng khổ qua cũng giúp ích trong việc làm giảm cholesterol trong máu. Từ đó, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2
Đây là loại thực phẩm làm giảm lượng đường trong máu qua việc làm tăng quá trình chuyển hóa glucose. Loại thực phẩm này tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường type 2.
Tuy nhiên, nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, bạn nên thận trọng về việc muốn sử dụng khổ qua. Điều này là để tránh trường hợp làm giảm lượng đường trong máu quá mức.
Hạ huyết áp
Trong mướp đắng chứa charantin, Vicinem Polypeptid -P, đây là những chất có khả năng giúp kiểm soát huyết áp. Vì vậy đây là một trong những thực phẩm được khuyên dung đối với người bị tăng huyết áp.
Thanh nhiệt giải độc
Uống nước mướp đắng có thể thanh nhiệt, giải độc và bổ sung khí, giảm các triệu chứng nóng trong như lở loét trong miệng, lưỡi, mụn nhọt. Theo “Bản thảo cương mục” ghi chép, mướp đắng có thể loại bỏ mệt mỏi và khó chịu.
Mướp đắng có hàm lượng carbohydrate thấp, năng lượng thấp, chứa một lượng chất xơ nhất định; thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, nhuận tràng.
Hỗ trợ giảm cân
Đi kèm với đó, khổ qua cũng là loại thực phẩm bạn có thể lựa chọn thêm vào thực đơn ăn kiêng của mình. Nó chứa hàm lượng calo thấp, tạo cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ cho quá trình giảm cân của bạn đạt được hiệu quả như mong muốn để kiểm soát và duy trì ở mức cân nặng hợp lý.
Giảm tình trạng táo bón
Trong thành phần của khổ qua có chứa chất xơ giúp kích thích nhuận tràng. Do vậy, việc tiêu thụ loại thực phẩm này có thể giúp cơ thể dễ dàng đi đại tiện hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón.
Kiện tỳ, trì hoãn quá trình lão hóa
Khi bạn cảm thấy chán ăn, khó tiêu, bạn có thể uống nước mướp đắng để kích thích vị giác, tốt cho tiêu hóa. Hơn nữa, mướp đắng có thể đi vào kinh tim, phổi, dạ dày, tác dụng hạ huyết áp, lipid máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm đẹp da.
Một số người còn sử dụng nước ép mướp đắng để đắp mặt và tẩy da chết, vì nó là một sản phẩm tự nhiên có tác dụng chăm sóc và làm sạch da rất tốt. Mướp đắng giàu vitamin B1, vitamin C và khoáng chất.
Sử dụng mướp đắng có thể hỗ trợ loại bỏ mụn trứng cá và giữ ẩm cho da, đồng thời có tác dụng nhất định trong việc điều trị mụn trứng cá.
Ngoài ra, mướp đắng rất giàu protein, có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Hàm lượng vitamin C trong mướp đắng cao, có tác dụng chống oxy hóa tốt, giúp da trì hoãn lão hóa.
Một vài lưu ý và các nhóm người không nên ăn mướp đắng
Có 4 nhóm người sau đây không nên ăn mướp đắng, gồm:
1. Người huyết áp thấp
Mướp đắng rất mát, và trong quả mướp đắng có chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, nên những người có tiền sử huyết áp thấp không nên sử dụng mướp đắng dài ngày.
Trong chế biến các món ăn hàng ngày thì không sao, vì lâu lâu bạn mới ăn một bữa, thì không ảnh hưởng. Việc không nên ở đây là không sử dụng liên tục nhiều ngày.
2. Người có vấn đề về hệ tiêu hóa
Ăn quá nhiều mướp đắng có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa, gây tiêu chảy ảnh hưởng đến dạ dày, nên những người đang mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.
3. Người mới phẫu thuật
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho rằng việc ăn mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng trong ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật.
Lưu ý khi ăn mướp đắng
- Bạn cần tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng kẻo ảnh hưởng dạ dày.
- Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.
- Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ thấp lượng đường thì việc ăn mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe.
- Không nên uống nước mướp đắng tươi hoặc khô thường xuyên mà không có ngày nghỉ.
Với người cao huyết áp, việc uống nước mướp đắng hàng ngày với liều lượng vừa đủ, chỉ cần ép 1-2 quả không nên uống quá nhiều vì mướp đắng rất mát. Cũng nên uống chỉ trong khoảng thời gian nhất định 2 tuần thì nên nghỉ rồi uống tiếp, không nên uống liên tục không có điểm dừng.
Nếu muốn sử dụng liên tục dài ngày, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe.