Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Nam giới chớ chủ quan với xoắn tinh hoàn

Nam sinh 16 tuổi nhập viện vì đau “hòn cà” đột ngột

Nói về ca bệnh nam sinh 16 tuổi, BS Hà Đức Quang, Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: Tại bệnh viện, qua khám lâm sàng, nhận thấy tinh hoàn trái của bệnh nhân treo cao, xoay trục, ấn vào đau nhói. Khi siêu âm cho bệnh nhân có hình ảnh xoắn tinh hoàn. Cụ thể, tinh hoàn và mào tinh hoàn, thừng tinh đoạn dưới vị trí xoắn mất tín hiệu mạch máu nuôi dưỡng trên phổ doppler.

Nhận thấy thừng tinh của bệnh nhân có điểm xoắn, dấu hiệu “xoáy nước” rất điển hình. Liền sau đó, bác sĩ đã tiến hành khám lại, sờ kỹ để tìm vị trí xoắn và kiểu xoắn. Trong vòng chưa đầy một phút, bác sĩ Quang dùng tay “tháo xoắn” thành công cho bệnh nhân.

Lúc này, nam sinh cảm thấy đỡ đau rõ rệt. Khi siêu âm lại, trên hình ảnh siêu âm nút xoắn (dấu hiệu xoáy nước) không còn, tinh hoàn, mào tinh, thừng tinh dưới vị trí xoắn có tín hiệu mạch nuôi trở lại - báo hiệu tinh hoàn đã được cứu sống. “Thật may mắn, cứ như chết đuối được vớt lên và hô hấp nhân tạo. Sau đó, thở và tim đập lại được ấy”, người nhà nam sinh này thuật lại việc con trai được chữa trị thành công.

Bác sĩ Quang cho biết thêm: Trước đây, nam sinh đã từng gặp phải các dấu hiệu tương tự như đau đột ngột dữ dội, nhưng do tinh hoàn tự tháo xoắn theo cơ chế tự nhiên (tinh hoàn co thắt cơ tự tháo xoắn) khiến bệnh nhân bỏ qua và không mấy quan tâm. Lần này, do xoắn chặt, đau đớn kéo dài buộc bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi được “tháo xoắn”, để đánh giá chính xác tình trạng của tinh hoàn, bệnh nhân đã được mổ và cố định tinh hoàn, phòng tái phát. Được biết, hiện tại, sức khỏe của nam sinh đã ổn đinh, không còn đau đớn.



 Xoắn tinh hoàn ở nam giới cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh biến chứng


Bệnh không thể xem nhẹ ở nam giới


Theo BS Hà Đức Quang: Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn, dẫn đến phù nề, sung huyết và hoại tử tinh hoàn. “Tinh hoàn có khả năng phục hồi 83% khi xử lý sớm trước 6-8 giờ, 70% trước 10 giờ và sau 10 giờ còn 10%. Theo Parker, Delvillar có 71 - 80% trường hợp xoắn tinh hoàn bị mất tinh hoàn vì phải cắt bỏ hoặc sau khi phẫu thuật bảo tồn tinh hoàn vẫn teo”, bác sĩ Quang nói.

Xoắn tinh hoàn được chia làm hai nhóm chính, gồm: Xoắn ngoài tinh mạc thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân do dây chằng bìu cố định không hoàn toàn vào vách bìu, làm tinh hoàn xoay tự do ở trong bìu. Với Xoắn trong tinh mạc thường gặp ở thanh thiếu niên (10-20 tuổi). Nguyên nhân do tinh mạc bám cao vào thừng tinh gây nên tình trạng quả lắc chuông, cho phép tinh hoàn xoay quanh thừng tinh. Do tình trạng này gặp ở cả hai bên bìu nên nguy cơ tinh hoàn bên kia sẽ bị xoắn là rất cao.

Về chẩn đoán căn bệnh này: 50% các trường hợp xoắn tinh hoàn xảy ra trong lúc ngủ, triệu chứng đau bìu và sưng bìu xảy ra trong tất cả các trường hợp. Bệnh nhân xuất hiện đột ngột cơn đau dữ dội ở tinh hoàn, kèm theo đau bìu là sưng bìu, đỏ vùng da bìu tương ứng, đau vùng bụng dưới và nôn. Tuy nhiên, xoắn tinh hoàn ở lứa tuổi thanh niên có thể chỉ gây đau không nhiều. Bệnh nhân thường đến viện quá trễ. “Xoắn tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở người lớn tuổi rất hiếm xảy ra. Tuổi trung bình khoảng 22,3 +/- 10 tuổi, trong đó 50% ở độ tuổi 16-21”, BS Hà Đức Quang cảnh báo.

Điều trị căn bệnh này, theo vị bác sĩ chuyên khoa Nam học: Khi có nghi ngờ xoắn tinh hoàn thì nên phẫu thuật thám sát để cứu tinh hoàn càng sớm càng tốt. Do bệnh nhân thường đến viện muộn sau 6 giờ nên khả năng bảo tồn được tinh hoàn thường thấp. Cần cố định tinh hoàn bị xoắn sau khi tháo xoắn và cố định cả tinh hoàn bên kia. Nếu bệnh nhân đến muộn, phẫu thuật được chỉ định nhưng chưa chắc giữ được tinh hoàn. Tuy nhiên, dù bệnh nhân đến muộn như thế nào thì luôn luôn mổ khẩn cấp và cố gắng bảo tồn tinh hoàn bằng nhiều biện pháp.

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu Nam khoa, thường gặp ở nam giới trẻ, cần chẩn đoán sớm, nhanh, xử lý kịp thời, mục đích bảo tồn tinh hoàn, tránh hoại tử hoặc biến chứng teo tinh hoàn do thiếu máu nuôi dưỡng. Để tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra, BS Hà Đức Quang nhấn mạnh, nam giới ngay khi thấy có dấu hiệu bìu, tinh hoàn, sưng đỏ,… cần khẩn trương đến bệnh viện chuyên khoa Nam học để được thăm khám và điều trị kịp thời.


 
Bác sĩ Hà Đức Quang - Chuyên khoa Nam học, tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện là thành viên Hội Y học Giới tính Châu Á Thái Bình Dương, Hội Y học Giới tính Thế giới.


AF HANOI tôn vinh “một nửa thế giới” nhân ngày 08/03


 
Các cán bộ nhân viên nữ đang làm việc tại khu vực cách ly của bệnh viện nhận hoa và quà từ Ban Giám đốc Bệnh viện


Ngày 08/03/2021, đại diện Ban Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF HANOI): BSCKII Nguyễn Khắc Lợi - Giám đốc chuyên môn, ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc điều hành cùng ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc đã đến các phòng ban, khu điều trị của bệnh viện để gửi tới cán bộ nhân viên, cũng như khách hàng nữ những lời chúc mừng, bó hoa tươi thắm và món quà ý nghĩa.

Cùng ngày, AF HANOI tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và tri ân những đóng góp của cán bộ nhân viên nữ trong nhiều năm qua. Trong bài phát biểu của mình, BSCKII Nguyễn Khắc Lợi đã biểu dương những đóng góp quan trọng và to lớn của các cán bộ nhân viên nữ cho sự phát triển chung của bệnh viện. Bên cạnh, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, các chị em còn là những người con, người vợ, người mẹ đảm đang, luôn làm tốt vai trò xây dựng hạnh phúc gia đình, tỏa sáng với vẻ đẹp tri thức, chuyên nghiệp trong cách làm việc, nét đẹp trong giao tiếp ứng xử.

Hoàng Nam/GĐ&TE