Những vệt vằn vện nổi lên như những hàng cây rùng
Hình ảnh do vệ tinh Reconnaissance Orbiter chụp được cho thấy những vệt vằn vện nổi lên như những đám cây rừng. Nhưng thực ra không phải là cây, chỉ là những đụn cát bị nóng chảy phần trên.
Còn những đụn cát có màu phớt hồng là do được ánh sáng lạnh giá chiếu vào.
Khi bị tan chảy, phần chóp trên cùng đụn cát đổ xuống như thác để lại bề mặt vằn vện sẫm màu. Những vệt này trông như đám cây, nhưng thực tế, "rừng cây" này không tỏa bóng râm.
Hình ảnh được chụp trong năm 2008 trong khoảng dài 1 km, những vật thể cách nhau 25cm. Xem ảnh cận cảnh một số điểm sẽ thấy cát trượt ngay trong lúc chụp ảnh
Xem hình ảnh khác chụp vào mùa đông trên sao Hỏa sẽ thấy lớp băng carbon dioxide bao phủ hầu hết các đụn cát phía bắc.
Những đường dốc sẫm màu, trần trụi đối nhau phía nam tan ra dưới ánh nắng mặt trời. Phía dốc thoai thoải của đụn cát không có băng bên trên nên cát có xu hướng chảy xuống.
Những chỗ màu sẫm là chỗ băng tan ra trước trong mùa xuân làm cát chảy xuống. Đụn cát sẽ lại như cũ, dấu ấn của mùa xuân sẽ mất đi hoàn toàn.
Trong nhiệm vụ mới nhất, tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity đang tìm hiểu kỹ hơn về sự biến chuyển của cát sao Hỏa.
Tuần trước, tàu Curiosity đã gửi về những hình ảnh mới cho thấy bề mặt sao Hỏa rát mấp mô, gợn sóng. Những hình ảnh này ghi dấu lần đầu tiên tìm hiểu biến chuyển của những đụn cát trên hành tinh khác.
NASA hy vọng những hình ảnh này lý giả được đụn cát và gió tương tác với nhau thế nào trong môi trường trọng lực thấp.
Nhà khoa học Nathan Bridges của trường ĐH Johns Hopkins, là người cùng đứng đầu nhóm nghiên cứu đụn cát trên sao Hỏa, nói: “Hình thù hoa văn đụn cát trên sao Hỏa khác với Trái Đất”.
“Gợn sóng cát cũng lớn hơn trên Trái Đất. Chúng tôi chưa biết nguyên nhân vì sao nhưng có thể khi áp suất không khí thấp, gây tốc độ gió lớn hơn làm cát dịch chuyển một phần.