Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Nên dùng thớt bằng gỗ, tre hay nhựa?

Thớt thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm, việc lựa chọn loại thớt tốt cho sức khỏe, bảo quản đúng cách có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong quá trình cắt thái, vụn thức ăn nếu không được vệ sinh kỹ sẽ bám vào thớt, khiến vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi. Đặc biệt, thớt gỗ rất bị nấm mốc, có thể xuất hiện độc tố aflatoxin. Ở đó, aflatoxin là một loại độc tố có khả năng gây ung thư mạnh. Nó từng được WHO công nhận là chất gây ung thư năm 1993. Thường xuyên tiêu thụ chất độc này gây tổn hại lớn cho gan. Thậm chí, chỉ cần 1mg aflatoxin là có thể gây ung thư.

Ngay cả khi lau rửa, tráng bằng nước nóng cũng không thể làm sạch được độc tố này. Chính vì vậy, lựa chọn loại thớt tốt cho sức khỏe có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trên thị trường, thớt có nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau song chủ yếu được làm từ chất liệu gỗ, tre hoặc nhựa. Tùy từng chất liệu, mỗi loại thớt đều có ưu nhược điểm riêng.

Nên dùng thớt gỗ, tre hay nhựa? - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Thớt gỗ: Thớt gỗ là loại thớt được người làm bếp sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thớt gỗ có ưu điểm là bảo vệ lưỡi dao tốt, không trơn chạy khi cắt thái. Chúng phù hợp để cắt rau, trái cây.

Khuyết điểm của thớt gỗ là dễ bị nứt, cong vênh và ngấm nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thớt còn có thể được làm từ gỗ ghép. Hầu hết loại thớt này đều chứa thành phần hóa học từ keo như formaldehyde.

Nên dùng thớt gỗ, tre hay nhựa? - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Thớt tre: Ưu điểm của thớt tre là bảo vệ lưỡi dao tốt, nhẹ, giá thành hợp lý. Vậy nhưng, các loại thớt tre được làm bằng cách ghép nối nên rất dễ biến dạng, nứt sau thời gian sử dụng. Quá trình ghép nối, thớt cũng có thể chứa thành phần hóa học formaldehyde cực độc.

Thớt nhựa: Thớt nhựa khi ra đời được cho là khắc phục được hầu hết các nhược điểm của thớt gỗ. Cụ thể, nó có ưu điểm màu sắc bắt mắt, thiết kế hiện đại, không thấm nước, không có mùn, không bị mục, an toàn khi vệ sinh bằng máy rửa bát đĩa.

Nhược điểm của thớt nhựa là không chịu được lực tác động lớn, có nhiều vi khuẩn chứa trên bề mặt đã sử dụng, mùi thực phẩm có thể bám lên mặt thớt rất lâu.

Theo nhiều nghiên cứu, thớt làm bằng nhựa dù đã được làm sạch và khử trùng đến vài lần thì vi khuẩn vẫn còn. Điều này cho thấy so với thớt gỗ, thớt nhựa khó mà so bì được về độ vệ sinh an toàn và sạch khuẩn.

Nên dùng thớt gỗ, tre hay nhựa? - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Từ những phân tích trên, thớt gỗ là loại tốt hơn nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần chọn được những chiếc thớt bằng gỗ nguyên tấm. Quá trình sử dụng, việc vệ sinh cũng cần hết sức chú ý đến những vấn đề sau.

Thứ nhất, không dùng chung thớt để thái thực phẩm sống và chín. Bằng cách này, vi khuẩn có thể nhiễm chéo lên đồ ăn hàng ngày.

Thứ hai, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Dù cắt rau, thái thịt hay trái cây thì cũng cần rửa sạch nhiều lần, bảo quản nơi khô ráo.

Thứ ba, thớt vệ sinh sạch sẽ, để trên cao, khi dùng lại vẫn cần rửa lại bằng nước. Nguyên nhân bởi thớt có thể dính bụi bẩn trong môi trường sống. Thường xuyên thay mới thớt. Một khi thớt bị nứt hoặc có rãnh, rất khó để làm sạch. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội trú ngụ trong đó.