Xã Giai Xuân là một xã miền núi nằm phía Tây Bắc của huyện Tân Kỳ, cách trung tâm huyện lỵ 20 Km về phía Tây Bắc. Xã Giai Xuân có 70 % dân tộc Thổ. Cuối năm 1945 xã Giai Xuân được hợp nhất từ 02 xã" Cư Bôt" và "Lai Hạp" thuộc tổng phủ Hạ Sưu. Nằm trong 16 xã mới được hợp nhất từ 61 làng xã thuộc huyện Nghĩa Đàn; Lúc này xã có khoảng 1.700 khẩu với 350 hộ.
Xã Lai Hạp: gồm các làng gọi làng: Kẻ Pó ; Kẻ Thôồng; Kẻ Chan; Kẻ Pàu; Kẻ Bui; Cồn Tô; Kẻ Lăn ; Kẻ Xáy; Kẻ Nài; Pôông Pút; Kẻ Trang; Làng Chè; Yên Lường.
Xã Cư Bột gồm các làng Kẻ Vạn; Kẻ Ngú; Kẻ Thai ; Kẻ ôôc; Kẻ Côốc; Đạc Xeng; Kẻ Vình; Kẻ Trám; Kẻ Pưa; Kẻ On; Kẻ Trooc; Kẻ Thép; Kẻ Thế.
Xã Giai Xuân vào những năm 1945 đến 1963, 100% là đồng bào dân tộc Thổ. Mang bản sắc văn hoá thuộc văn hoá hoà bình, bản làng dân tộc Thổ sống chủ yếu tập trung gần khe suối, những nơi có nguồn nước mó. Tập quán canh tác chủ yếu là phát nương làm rãy, tự cung tự cấp. Nhà ở chủ yếu là nhà Sàn để tránh thú dữ, các bản làng cụm dân cư của người Thổ ở chủ yếu theo dòng họ, cụm lẻ.
Vùng đất “ Đáu” gọi bằng tiếng dân tộc Thổ là nhà “ Da” nơi có cây Sanh lá nhỏ sống ngàn năm tuổi vẫn xanh tươi nơi vùng đất linh thiêng. Cây có chiều cao khoảng 30 mét và tán rộng khoảng 35 mét tỏa bóng mát rượi vào mùa hè.
Theo tuyền thuyết của đồng bào dân tộc Thổ vùng đất này của một bà “ Ngậm ngán” . Quê của bà thuộc làng Kẻ Trám, thuộc xã “ Cư Bốt” xưa, nay là xóm Xuân Tiến bà có chồng mà không bao giờ ngủ với chồng và không có con, ban ngày là Người nhưng về đêm lại hóa thành “ Khán” tức là Hổ vẫn đi bắt hươu nai để ăn thịt. Theo truyện kể bà này gọi là “Bà Kheét ” sau một thời gian dài bà hóa thành Hổ và hóa thành thần cai quản một vùng đất rộng lớn khoảng 1.500 ha. Chồng bà gọi là ông Thiên Sử sau khi mất cũng hóa thành Thần và được thờ cúng ở đền Nhân thuộc xã “ Oai Lộ” nay là Tân Hợp, huyện Tân Kỳ (xã sát bên xã Giai Xuân). Vùng đất này xưa kia không ai giám đặt chân đến. Cách Cây Sanh ngàn năm tuổi khoảng 1.000 mét có một mó nước .Truyển kể rằng bà lúc còn sống bà xuống uống nước tại môt mó nước bấy giờ gọi là “ Pó Nhà Da’. Hiện nay vẫn còn mó nước và không bao giờ cạn, mó này vì rất thiêng dân thổ gọi là “ Tem” ít người đến. Vùng đất này hiện nay người dân sản xuất cứ vào dịp đầu mùa thì mọi người dân đều cầu bà phụ hộ cho được mùa bội thu và sau những vụ thu hoạch được mùa họ lại sắm lễ để cúng tạ ơn bà đã bảo vệ mùa màng tươi tốt bội thu.
Cây Sanh được mọc trên 03 tảng đá hoa cương rất to và cây ra rễ bao bọc lấy ba tảng đá trông rất đẹp. Càng nhìn ngắm nghĩa trông như một đôi chân Gà trống đang ôm lấy một đĩa Xôi trên một mâm xôi. Cây này đẹp Độc nhất vô nhị. Cây Sanh hiện nay tọa lạc tại tiểu khu 848 đất hành chính xã Giai Xuân đang quản lý.
Đi suốt chiều dài 02 cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ. Xã Giai Xuân là hậu phương vững chắc đã chi viện sức người và sức của cho tuyền tuyến đã có : 560dân công; 785bộ đội tham gia chiến đấu ở các chiến trường. Trong đó có 02 cán bộ tiền khởi nghĩa, 03 bộ đội tham gia chiến dịch Việt Bắc, có 66 liệt sỹ hy sinh ở các chiến trường, 57 thương binh, 17 bệnh binh, 56 người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
Ông Trần Khắc Hải, Phó chủ tịch UBND xã Giai Xuân, cho biết: “Cây sanh là một trrong 6 điểm du lịch hiện nay của huyện. Lãnh đạo huyện chỉ đạo tăng cường công tác quản lí và quảng bá để thu hút khách du lịch. Hiện nay đường sá đi lại khá thuận lợi. Giai xuân là xã trung tâm của cụm các xã phía Tây bắc của huyện. Trước đây, khi đang “sốt” cây cảnh sanh và si, cũng có nhiều người đến tìm mua nhưng người dân không bán. Sau đó bà Thái Hương, tập đoàn TH truemilk đến thăm, thấy đẹp đã tài trợ gần một tỉ đồng để xây miếu thờ và khuôn viên xung quanh cây sanh ngày nay”.
Một số hình ảnh của cây sanh ngàn tuổi: