Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Ngỡ ngàng khu rừng thiêng trên cao nguyên

Suốt bao năm nay, ở khu rừng già Cư H’Lăm bao bọc quanh thung lũng Cư H’Lăm (huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk) lời nguyền thiêng về mối tình loạn luân ấy vẫn là nỗi khiếp hãi với hàng ngàn tên lâm tặc và những kẻ xấu bụng. Tất cả cư dân ở vùng này muốn thông thương với bên ngoài đều phải đi qua khu rừng. Xưa, cũng bởi mối tình loạn luân ấy mà cả làng phải chịu sự trừng phạt khiến đất đai từ từ sụt xuống và biến mất cả buôn làng. Nhiều chuyện rùng rợn khác còn được đồn thổi quanh khu rừng này làm xôn xao cả cao nguyên. Nhưng cũng không kém phần kì bí và cuốn hút.

 

Mỗi tình nghiệt ngã

Mối tình ấy trôi qua bao lâu, trải qua bao thăng trầm đến giờ thì những người già nhất trong các buôn làng quanh khu rừng kì bí Cư H’Lăm cũng không còn nhớ nổi, những người chứng kiến cảnh tượng đầy chất sử thi đó đều đã vĩnh viễn về bên kia thế giới. Nhưng kí ức của những người tiếp nhận câu chuyện kì bí đó thì mãi không phôi phai. Và với họ, nó như một dấu mốc linh thiêng truyền kể từ đời này qua đời khác. Ông Y Bảo năm nay đã bước qua 91 mùa rẫy thổn thức cho biết; cánh rừng và thung lũng Cư H’Lăm đó huyền bí lắm. Huyền bí như chính mối tình đầy oan nghiệt của cặp tình nhân năm xưa ấy. Buôn làng có lúc tức giận với họ nhưng rồi sau này thấy thương xót và cảm kích nhiều hơn nên sinh ra tôn kính và còn thỉnh thoảng thắp nhang cho linh hồn họ nữa. Nhất là từ khi tồn tại lời thề nguyền họ về trừng phạt những kẻ xấu khi xâm phạm đến cánh rừng thiêng kia. Cũng chính vì thế nên cánh rừng Cư H’Lăm mới giữ được màu xanh trù phú như ngày hôm nay đấy.

 

                                                     Khu rừng luôn thâm u

 Lật lại kí ức của những bậc cao niên ở đây cho thấy rằng, các cộng đồng buôn làng sinh sống quanh cánh rừng thâm u Cư H’Lăm này chủ yếu đều là Ê Đê. Người Ê Đê chính gốc trên mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió này. Theo tiếng Ê Đê thì Cư có nghĩa là rừng, Lăm là loạn luân. Dịch đúng ra là rừng loạn luân hoặc rừng Đin - Hoan. Thuở đó, trong buôn có hai anh em ruột là Y Đin và HHoan mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cả hai đều là anh em ruột thịt của nhau. Sau khi cha mẹ chết, hai anh em nhà Y Đin miệt mài làm ăn nhưng cuộc sống nhiều biến động nên ngày họ càng thắm thiết hơn, yêu thương gần gũi, chia ngọt sẻ bùi trong những lúc khó khăn, hoạn nạn đã khiến hai anh em nảy sinh tình cảm. Họ yêu nhau từ lúc nào không hay. Lúc này sống quanh khu rừng thiêng Cư H’Lăm có chừng gần 100 gia đình, hàng ngày họ chỉ biết đi bắt thú và câu cá, hái rau rừng ăn qua ngày. Cuộc sống cứ thê êm đềm trôi qua hết ngày này đến ngày khác.  

Dẫu còn ở thuở hồng hoang, nhưng những người Ê Đê cổ xưa khi ấy cũng đã hình thành một quan điểm rất tích cực đó là tuyệt đối anh em ruột thịt không được lấy nhau. Nếu ai phạm luật lệ này sẽ bị trừng phạt một cách nghiêm khắc của cả Yang (trời) lẫn các cư dân trong làng. Bởi thế nên khi mọi người biết anh em nhà Y Đin đã sống với nhau như vợ chồng và làm những công việc như vợ chồng nên ai cũng nổi giận lôi đình. Thế rồi, lựa một ngày đẹp trời, tất cả cộng đồng hơn 100 gia đình người Ê Đê này làm một đại lễ gồm hàng chục chiếc ngà voi, một con heo rừng quay và rất nhiều sản vật khác để tạ lỗi với Yang và các vị thần khác vì anh em nhà Y Đin đã làm vợ chồng với nhau. Trong buổi lễ này, anh em nhà Y Đin chỉ được lặng câm tuyệt nhiên không được cất lên lời nào. Tất thảy mọi việc đều do cộng đồng dân làn định đoạt. Già làng giữ vai trò thủ lĩnh khi ấy là ông Y Hải. Khi Y Hải đọc được nửa bài cúng thì trời đang sáng trăng bỗng tối sầm sập, mây đèn vần vũ khắp nơi, sấm chớp rung chuyển ầm ào. Con heo quay đang để trên mâm cúng bỗng biến thành một con heo trắng toát chạy hút vào rừng già. Sau đó khắp các bản làng của người Ê Đê cổ từ từ cụt xuống và bị vùi lấp biến mất hoàn toàn. Chỉ còn lại 2 cặp vợ chồng sống sót sau này mới sinh ra các thế hệ con cháu người Ê Đê quanh rừng Cư H’Lăm hiện nay. Theo lời khăng khăng khẳng định của các già làng ở đây thì, trận cuồng phong đại thủy năm ấy là sự trừng phạt cho mối tình loạn luân đầy oan trái của anh em nhà Y Đin. Chính bản thân họ cũng bị vùi lấp trong trận cuồng phong đó. Hai cặp vợ chồng may mắn sống sót đó, hàng đêm vẫn ra khu rừng này cúng tế các linh hồn đã bị vùi lấp và họ thấy vợ chồng Y Đin khóc than tỏ vẻ rất hối hận về những quyết định của mình.

 

                                                 Cách rừng không xa là những rẫy hoa màu          

Lời nguyền thiêng bảo vệ khu rừng cấm

 Sau trận đại cuồng phong kinh hoàng đó cho đến tận ngày nay, khu rừng Cư H’Lăm mỗi lần khi có người đi qua vẫn thấy bóng dáng của vợ chồng Y Đin. Ông Y Hlung bảo; thuộc về tâm linh nên cũng khó cắt nghĩa được cho thật chính xác. Ấy thế nhưng suốt bao năm nay vẫn tồn tại lời nguyền thiếng là; ai xâm phạm vào rừng cấm sẽ bị các linh hồn xưa và vợ chồng nhà Y Đin trừng phạt, nhất là đốii với những người có ý đồ xấu vào phá rừng. Nói tâm linh cũng được nhưng chính sự huyền bí của lời nguyền này cho nên cánh rừng bạt ngàn này vẫn nguyên vẹn như từ thuở hồng hoang đấy. Ở xứ Tây Nguyên này giờ đây hiếm mà còn có được khu rừng nào như thế này nữa rồi.

 Chẳng biết có phải là một sự tình cờ hay không, nhưng những sự lạ lẫm quanh khu rừng loạn luân này với lời thề; ai xâm phạm sẽ gánh tội truyền đi khắp nơi.