Mức thu lệ phí đăng ký tạm trú online mới nhất 2024 thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu lệ phí đăng ký cư trú ban hành kèm theo Thông tư 75/2022/TT-BTC như sau:
Trong đó, các trường hợp đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách gồm: Học sinh, sinh viên, học viên đến ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên;
Người lao động đến ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động; Trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo;
Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội có thể thực hiện đăng ký tạm trú thông qua cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp chỗ ở đó.
Để đăng ký tạm trú online năm 2024, người dân có thể thực hiện theo một trong 2 cách là đăng ký thông qua Cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID.
Đăng ký thông qua Cổng dịch vụ công
Bước 1: Đăng nhập cổng dịch vụ công của Bộ Công an theo địa chỉ: https://dichvucong.bocongan.gov.vn/?home=1
Người dân có thể đăng nhập thông qua hai phương thức: Tài khoản cơ sở cho thuê lưu trú; Tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Bước 2: Tìm kiếm mục “Đăng ký tạm trú”. Tại mục “Thủ tục hành chính” chọn “Khai báo thông tin về cư trú đối với người đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú”
Bước 3: Chọn “Nộp hồ sơ” để nộp hồ sơ đăng ký tạm trú.
Bước 4: Điền các thông tin theo hướng dẫn
Lưu ý: Các mục có dấu (*) là các mục bắt buộc phải điền.
Tại mục “Thông tin nhận thông báo tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ” công dân chọn:
- Hình thức nhận thông báo: qua email hoặc qua cổng thông tin.
- Hình thức nhận kết quả: qua email hoặc qua cổng thông tin hoặc nhận trực tiếp.
Cuối cùng tích chọn ô “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên”
Bước 5: Gửi hồ sơ. Sau khi hoàn tất hồ sơ chọn “Ghi” để lưu lại và nhấn “Ghi và Gửi hồ sơ” để hoàn tất đăng ký tạm trú online.
Bước 6: Kiểm tra lại hồ sơ. Để kiểm tra lại hồ sơ đăng ký tạm trú chọn tại Mục "Tài khoản" sau đó chọn "Quản lý hồ sơ đã nộp" và xem tại Mục "Hồ sơ".
Đăng ký thường trú qua VNeID
Bước 1: Mở ứng dụng VNeID trên điện thoại và đăng nhập vào tài khoản VNeID. Chọn mục "Thủ tục hành chính" sau đó chọn "Thông báo lưu trú".
Bước 2: Chọn "Tạo mới yêu cầu" và kiểm tra lại các thông tin. Sau đó chọn "Địa chỉ cơ quan" nơi dự kiến tạm trú và điền đầy đủ thông tin về địa chỉ cơ quan đó.
Lưu ý: điền đầy đủ thông tin ở những mục có dấu (*) thông tin bắt buộc. Sau đó bạn nhấn chọn "Tiếp tục".
Bước 3: Sau khi điền xong, chọn "Thông tin cơ sở lưu trú" và lựa chọn "loại hình cơ sở lưu trú" phù hợp với nơi đang ở. Nhấn "Tiếp tục" để xác nhận thông tin.
Hệ thống sẽ hiển thị một bảng thông báo "Các thông tin vừa nhập sẽ không thể thay đổi. Công dân kiểm tra thông tin nếu chính xác thì nhấn “Xác nhận”.
Bước 4: Nếu cần đăng ký thêm người lưu trú khác chọn "Thêm người lưu trú" và nhập thông tin tương ứng.
Tích chọn “Người thông báo là người lưu trú”. Sau đó, điền thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm và lý do lưu trú.
Chọn "Lưu" để lưu lại thông tin.
Bước 5: Nhấn "Gửi yêu cầu" để hoàn tất quá trình đăng ký tạm trú online qua ứng dụng VNeID.
Người dân sẽ nhận được mã xác nhận và có thể theo dõi trạng thái hồ sơ của mình trên ứng dụng.
Điều kiện đăng ký tạm trú hiện nay Điều kiện đăng ký tạm trú hiện nay được quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 và Điều 13 Thông tư 55/2021/TT-BCA (được sử đổi, bổ sung tại Thông tư 66/2023/TT-BCA). Cụ thể, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa là 2 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần. Với học sinh, sinh viên, học viên đến ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động đến ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động; trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội có thể thực hiện đăng ký tạm trú thông qua cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp chỗ ở đó. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm lập danh sách người tạm trú, kèm Tờ khai thay đổi thông tin cư trú của từng người, văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp và được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin về nơi tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú. Với trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân, tổ chức thì văn bản đó không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. |