Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Ngủ nhiều vào ban ngày, ngủ bất kì lúc nào dấu hiệu của tim, tuyến giáp gặp nguy

Nhiều nghĩ rằng là do mình mệt mỏi sau thời gian làm việc kéo dài nên mới dễ ngủ quên mọi lúc mọi nơi. Nhưng thực tế, ngủ nhiều quá mức có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sức khỏe.

Người ta cứ nói "ăn được ngủ được là tiên". Điều này không sai nhưng cũng không có nghĩa là ăn gì cũng được, ngủ càng nhiều càng tốt. Theo hướng dẫn hiện tại của Tổ chức Giấc ngủ của Mỹ thì thời lượng ngủ sẽ khác nhau đối với từng nhóm độ tuổi, cụ thể là:

Nếu thấy mình ngủ nhiều vào ban ngày, ngủ bất kì lúc nào thì nên đi khám ngay vì nguyên nhân có thể liên quan đến tim, tuyến giáp - Ảnh 1.

Theo đó, người lớn nên ngủ từ 7-9 giờ mỗi ngày là tốt nhất. Nếu bạn nhận thấy mình ngủ nhiều hơn 9 giờ, thậm chí sau đó vẫn thấy không đủ tỉnh táo thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, nếu bạn có thể dễ dàng ngủ thiếp đi ở bất cứ nơi đâu tại bất kì thời điểm nào thì bạn càng phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chứng "ngủ rũ" này.

Trong hầu hết các trường hợp, người ta nghĩ rằng là do mình mệt mỏi sau thời gian làm việc kéo dài nên mới dễ ngủ quên như vậy và nhanh chóng bỏ qua. Nhưng thực tế, ngủ nhiều quá mức có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sức khỏe.

Bạn có thể bị chứng ngủ rũ

Nếu thấy mình ngủ nhiều vào ban ngày, ngủ bất kì lúc nào thì nên đi khám ngay vì nguyên nhân có thể liên quan đến tim, tuyến giáp - Ảnh 2.

Trái ngược với chứng mất ngủ, chứng ngủ rũ là một tình trạng thời gian ngủ tăng lên vào ban đêm hoặc ban ngày. Trong thực tế, người mắc chứng ngủ rũ cũng có thể thấy mình liên tục buồn ngủ vào ban ngày, thậm chí bạn có thể ngủ ngay cả khi đang lái xe hoặc đang làm việc. Và cho dù đã ngủ nhiều hơn lượng thời gian cần thiết, rất có thể bạn sẽ vẫn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

Có thể bạn đang mắc chứng trầm cảm

Nếu thấy mình ngủ nhiều vào ban ngày, ngủ bất kì lúc nào thì nên đi khám ngay vì nguyên nhân có thể liên quan đến tim, tuyến giáp - Ảnh 3.

Theo chia sẻ của tiến sĩ Michael J Breus, một nhà tâm lý học lâm sàng và là một nhà ngoại giao của Hội đồng Y học về giấc ngủ Hoa Kỳ và là thành viên của Viện hàn lâm về giấc ngủ Hoa Kỳ, ngủ quá nhiều cũng là dấu hiệu của giấc ngủ bị rối loạn. Nó có thể được kết nối với một vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm.

Căng thẳng do những biến động trong cuộc sống có thể tạm thời làm tăng nhu cầu ngủ của bạn. Nếu căng thẳng là mãn tính, nó có thể tạo ra tình trạng rối loạn giấc ngủ mãn tính, đặc biệt là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên.

Nguyên nhân có thể nằm ở trái tim của bạn

Nếu thấy mình ngủ nhiều vào ban ngày, ngủ bất kì lúc nào thì nên đi khám ngay vì nguyên nhân có thể liên quan đến tim, tuyến giáp - Ảnh 4.

Có nhiều loại bệnh tim khác nhau và mỗi loại có thể có các triệu chứng riêng. Mệt mỏi, thờ ơ và buồn ngủ (buồn ngủ ban ngày) là những triệu chứng rất phổ biến của bệnh tim. Nếu bạn thèm ngủ hoặc tệ hơn là bạn thấy mình đột nhiên ngủ nhiều vào ban ngày - gọi là chứng ngủ rũ - thì bạn nên chú ý cả đến sức khỏe của tim.

Buồn ngủ quá mức thường được gây ra bởi các rối loạn giấc ngủ về đêm như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên hoặc mất ngủ... Tuy nhiên, tất cả những rối loạn giấc ngủ này sẽ phổ biến hơn nếu bạn bị bệnh tim.

Bạn nên xem xét việc kiểm tra tuyến giáp

Nếu thấy mình ngủ nhiều vào ban ngày, ngủ bất kì lúc nào thì nên đi khám ngay vì nguyên nhân có thể liên quan đến tim, tuyến giáp - Ảnh 5.

Sức khỏe của tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ theo 2 cách: Một là gây ra chứng mất ngủ, hai là khiến bạn ngủ quên hoặc có cảm giác mệt mỏi mọi lúc.

Suy giáp thường có liên quan đến việc bạn ngủ nhiều hơn 10 giờ mỗi ngày mà vẫn thấy mệt mỏi vào ban ngày. Nếu bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, nhưng bạn đang ngủ nhiều hơn số giờ khuyến nghị thì nên kiểm tra tuyến giáp của mình.

Một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc chứng ngủ rũ

Ngủ rũ (Hypersomnia) là thuật ngữ dùng để chỉ việc ngủ quá nhiều và buồn ngủ quá mức trong ngày. Hội chứng ngủ rũ có một số biểu hiện phổ biến như sau:

- Ngủ trong nhiều giờ vào ban đêm (thường vượt quá định mức 7-9 giờ).

- Khó thức dậy vào buổi sáng.

- Mệt mỏi ngay cả sau khi ngủ dậy.

- Khó tập trung trong mọi việc.

Nếu thấy mình ngủ nhiều vào ban ngày, ngủ bất kì lúc nào thì nên đi khám ngay vì nguyên nhân có thể liên quan đến tim, tuyến giáp - Ảnh 6.

Ngủ bao nhiêu là quá nhiều?

Tiến sĩ Michael J Breus cho biết, không có một giấc ngủ quy chuẩn nào được "áp đặt" cho tất cả mọi người. Nhu cầu ngủ phụ thuộc mỗi cá nhân. Chúng dựa trên một số yếu tố:

- Di truyền cá nhân: Các gen của bạn ảnh hưởng đến cả nhịp sinh học và nhu cầu ngủ của bạn.

- Tuổi tác: Có thể bạn thấy mình cần ngủ 7 giờ mỗi đêm khi ở độ tuổi 20 nhưng khi bước sang tuổi 50, 60, thời lượng giấc ngủ của bạn có khi chỉ cần 6.5 giờ là đủ.

- Mức độ hoạt động của bạn: Giấc ngủ là thời gian để cơ thể phục hồi sau khi gắng sức. Bạn càng năng động, bạn càng cần ngủ nhiều hơn.

- Sức khỏe của bạn: Khi đối phó với các vấn đề sức khỏe, chúng ta rất cần nghỉ ngơi bổ sung. Điều đó đúng khi bạn mắc bệnh, dù là cảm lạnh, cúm, viêm khớp đến ung thư...

Nếu thấy mình ngủ nhiều vào ban ngày, ngủ bất kì lúc nào thì nên đi khám ngay vì nguyên nhân có thể liên quan đến tim, tuyến giáp - Ảnh 7.

5 lời khuyên cho giấc ngủ ngon hơn

Để có một đêm ngon giấc, hãy làm theo các mẹo sau:

- Hãy thử một lịch trình ngủ: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.

- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Hãy giữ cho phòng ngủ của bạn mát mẻ, tối và yên tĩnh mỗi khi bạn ngủ.

- Tắt nguồn thiết bị của bạn: Màn hình máy tính và điện thoại phát ra thứ gọi là ánh sáng xanh. Vào ban đêm, loại ánh sáng này có thể phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể bạn và làm gián đoạn giấc ngủ.

- Chú ý những thói quen của bạn: Tránh tiêu thụ thức uống chứa caffeine, rượu trước giờ đi ngủ. Trà thảo dược hoặc sữa ấm là những sản phẩm thay thế tốt hơn.

- Giữ nhật ký giấc ngủ: Nếu bạn lo lắng về giấc ngủ của mình, hãy viết về chúng và chia sẻ với bác sĩ của mình.