Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Người phụ nữ với biệt tài "bắt sen nhả tơ", làm nên chiếc khăn giá chẳng kém gì hàng hiệu nổi tiếng

Được làm hoàn toàn thủ công, từ những sợi tơ sen người phụ nữ ngoại thành Hà Nội đã dệt lên chiếc khăn độc đạo, nổi tiếng đến cả thế giới.

Người phụ nữ chân quê ngoại thành Hà Nội với biệt tài "bắt sen nhả tơ", làm nên chiếc khăn giá chẳng kém gì hàng hiệu nổi tiếng - Ảnh 1.

Lội xuống tận đầm sen để tìm những nguyên liệu tốt nhất để làm nên chiếc khăn sen có giá cả chục triệu.

Khi bắt đầu mùa Hạ, những đầm sen ở vùng ngoại thành Hà Nội nở hoa đẹp nhất cũng là thời điểm nghệ nhân Phan Thị Thuận (làng Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) bắt đầu đi chọn nguyên liệu để làm nên những chiếc khăn độc đáo.

Là người con của vùng đất ngoại thành Hà Nội, vốn nổi tiếng với nghề ươm tơ, dệt lụa, bà Thuận lại là đời thứ 3 trong gia đình truyền thống theo nghề dệt, bà đến với nghề như một cơ duyên và rồi cứ tâm huyết như thế từ lúc nào chẳng hay. 

Yêu nghề là phải "thương nghề" bà Thuận thấy rằng việc làm nghề truyền thống tuy là công việc giữ lại nét văn hóa bao đời, nhưng cạnh tranh rất nhiều với nguồn hàng ngoại nhập và phải có một hướng đi phát triển mới. Nếu đã không bán được quá nhiều về lượng thì phải tìm những mặt hàng có giá trị cao về chất.

Năm 2016 Bộ Khoa học và Công nghệ đã cùng nghệ nhân Phan Thị Thuận nghiên cứu cách làm tơ sen, qua thời gian bắt thay vào thử nghiệm gặp nhiều thất bại, những sợi tơ sen bắt đầu được "thuần phục" và trở thành nguyên liệu dệt mới, có tương lai phát triển.

Giữa đầm sen hồng đơn bà Thuận cẩn thận chọn những cuống sen tốt nhất để làm nguyên liệu đầu vào, bà chia sẻ rằng, chỉ có những người trong nghề, có kinh nghiệm mới được đảm nhiệm công đoạn này, cuống sen phải trong thời kỳ đẹp nhất có lượng tơ nhiều nhất mới được sử dụng.

Người phụ nữ chân quê ngoại thành Hà Nội với biệt tài "bắt sen nhả tơ", làm nên chiếc khăn giá chẳng kém gì hàng hiệu nổi tiếng - Ảnh 3.

Giữa cái nắng oi ả của mùa Hè, khiến cho công đoạn tìm nguyên liệu lại càng vất vả.

Người phụ nữ chân quê ngoại thành Hà Nội với biệt tài "bắt sen nhả tơ", làm nên chiếc khăn giá chẳng kém gì hàng hiệu nổi tiếng - Ảnh 4.

Để có thể dệt thành một chiếc khăn dài 1,7m phải cần tới 4.800 cuống sen.

Để lấy được tơ sen, nghệ nhân phải dùng dao khứa quanh cuống, rồi từ từ siết lại, sau đó cẩn thận miết và vê tròn. Do các công đoạn đều làm thủ công nên đòi hỏi người thợ phải thật kiên trì, tĩnh tâm và cẩn thận.

Người phụ nữ chân quê ngoại thành Hà Nội với biệt tài "bắt sen nhả tơ", làm nên chiếc khăn giá chẳng kém gì hàng hiệu nổi tiếng - Ảnh 6.

Khác với tơ tằm, tơ sen có màu trắng đục, khi dệt thành những chiếc khăn, chiếc áo sẽ ôm vào cơ thể, mềm mại và không bị nhăn như vải làm từ tơ tằm.

Không chỉ làm mà nghệ nhân Phan Thị Thuận còn dạy cho con cháu, những người làm trong làng cách làm, bà Thuận chia sẻ, "tôi không giấu nghề mà ai muốn học tôi đều chỉ dạy. Tuy thế phải học thật bài bản, làm kiên nhẫn, không nóng vội, chỉ những đức tính đó thôi cũng đã làm cho nhiều người nản chí".

Người phụ nữ chân quê ngoại thành Hà Nội với biệt tài "bắt sen nhả tơ", làm nên chiếc khăn giá chẳng kém gì hàng hiệu nổi tiếng - Ảnh 8.

Những sợi tơ sen được người thợ tạo nên một cách hoàn toàn thủ công, một người thợ lành nghề mỗi ngày chỉ làm được khoảng 250 cuống sen, để có số tơ sen để làm nên chiếc khăn thôi cũng đã mất tới hàng tháng trời miệt mài lao động.

Người phụ nữ chân quê ngoại thành Hà Nội với biệt tài "bắt sen nhả tơ", làm nên chiếc khăn giá chẳng kém gì hàng hiệu nổi tiếng - Ảnh 10.

Nhờ sản phẩm đặc biệt này đã giúp nhiều người dân ở làng có thu nhập ổn định.

Người phụ nữ chân quê ngoại thành Hà Nội với biệt tài "bắt sen nhả tơ", làm nên chiếc khăn giá chẳng kém gì hàng hiệu nổi tiếng - Ảnh 11.

Kết hợp những loại cây cỏ với công thức bí truyền, từ một sợi tờ sen màu trắng đục đã mang lại nhiều màu sắc mới lạ.

Giá cho mỗi chiếc khăn tơ sen trơn rộng 25cm, dài 1m73 được bà Thuận bán với mức giá 7,5 triệu đồng, có thêu hoa từ 10-17 triệu đồng. Mặt hàng tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Mỹ, Nhật...