Để biết bạn là người EQ cao hay thấp, hãy xem 5 biểu hiện dưới đây.
Hạ thấp người khác, đề cao bản thân
Người luôn hạ thấp người khác để đề cao bản thân là loại tâm lý gì?
Câu trả lời rất đơn giản, đó là do tự ti.
Một người càng thiếu sót thứ gì thì càng thổi phồng nó lên. Bởi vì tự ti là do cảm thấy bản thân không đủ giỏi, nên đành chứng minh người khác kém cỏi, xấu xa, khi đặt cạnh bản thân là có dịp so sánh, tâng bốc.
Bạn có thể dễ thấy một vài câu quen tai tiêu biểu như: "Sao lương gì mà thấp vậy, tôi tùy ý một tháng cũng kiếm được cao hơn như vậy..."
Tôi cho rằng những người như vậy chỉ giống như một con nhím, sỡ dĩ do bản thân quá yếu ớt, nên mẹ thiên nhiên mới ban tặng cho bộ lông sắc nhọn, chỉ có cách gồng mình xù gai để thể hiện bản thân giỏi giang đến đâu.
Hạ thấp người khác như một con dao hai lưỡi, giẫm đạp đối phương chỉ khiến hình tượng bản thân trong mắt người khác tệ hơn mà thôi.
Càng ấu trĩ như vậy thì chỉ khiến người đối diện khinh thường, với người có thực lực, EQ cao thì càng hiểu khiêm tốn là gì.
Than trời trách đất
Người chỉ lo đi oán trời hận đất sẽ đem lại oán khí, xui xẻo. Quen biết người này bất kể cuộc sống có không thuận, hay thất vọng, chỉ cần mở mồm ra là than vãn.
Trách gia đình không hiểu bản thân, luôn đôi co với mình.
Trách bạn bè đối xử không tốt, đến một người bạn tâm giao không có.
Trách công việc quá khó, nghi ngờ lãnh đạo cố tình chơi xấu, làm khó.
Cái người sạc đầy năng lượng để oán trách người xung quanh, thì đương nhiên chẳng ai muốn lại gần để nghe người ta xỉa xói, lại còn làm ảnh hưởng đến cảm xúc bản thân.
Bạn biết không, chẳng có người nào là thuận buồm xuôi gió, ai cũng đang trong cuộc chiến của riêng mình. Chỉ có điều, người sẽ chỉ đứng một nơi chịu trận rồi ngẩng đầu oán trời, số khác sẽ xông pha ra trận, giải đáp những câu đố, tìm cho bản thân phương hướng.
Không nói đạo lý, chỉ thích đôi co giành phần hơn
Thử hỏi bản thân, tiếp xúc với kiểu người này có mệt không?
Có một câu chuyện như này, vị bác sĩ mời bệnh nhân ngồi xuống, nhưng người bệnh đó liền quay lại gắt gỏng: "Tại sao tôi phải ngồi, lẽ nào anh muốn cướp cả cái quyền không ngồi của tôi?
Bác sĩ bất lực, đành rót nước mời bà ta uống.
Người này lườm nguýt: "Nói thế này hơi phiến diện nhưng có chắc nước này có thể uống không, chẳng hạn trong nước có tạp chất gì đó".
Vị bác sĩ kia chỉ thở dài, chuyển chủ đề để nói, nên vô thức bảo là thời tiết nay không tệ.
Cái thói xấu tính đã ăn sâu, bà ta đốp chát ngay: "Hoang đường, ở chỗ anh thời tiết đẹp nhưng ai biết được trên thế giới thời tiết ra sao, ví dụ như bắc cực, băng tuyết trắng xóa, lạnh quanh năm...."
Đây có thể là một câu chuyện hư cấu được vị tác giả nào đó nghĩ ra nhưng chẳng phải quanh ta luôn có kiểu người cố chấp, thích tranh cãi đúng sai đó ư.
Trong giao tiếp, cứ thích mình luôn là người đúng, đề cao cái tôi của bản thân, muốn đối phương phải suy nghĩ theo quan điểm của mình, quên mất mục đích của giao tiếp, kết cục chỉ khiến bản thân đắc tội với đối phương mà không hay.
Một lời không hợp thì lật mặt
Vốn dĩ cuộc trò chuyện đang rất vui vẻ, chẳng may nói ra một câu không vừa ý đối phương, nét mặt liền thay đổi làm người xung quanh ai cũng nơm nớp lo sợ.
Vốn dĩ hẹn cùng nhau đi chơi, nhưng tâm trạng đối phương ảnh hưởng đến không khí vui vẻ của hai người.
Vốn dĩ thảo luận vấn đề trong cuộc họp, chỉ vì một quan điểm mẫu thuẫn mà ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công việc.
Đó là những hành vi rõ nhất của người EQ thấp, trái đất không vận hành xoay quanh một người, chẳng ai phải có nghĩa vụ để đi làm hài lòng người xấu tính đó cả.
Học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân cũng là một loại năng lực.
Khua tay múa chân vào cuộc đời người khác
Hãy xem qua một câu chuyện dưới đây.
Trên vỉa hè có một bà lão đang bày hàng ra bán, đến tầm trưa, người chồng đạp xe mang cơm đến. Người đàn ông vội dựng chiếc xe hớt hải chạy lại "Xin lỗi bà tôi lại đến muộn rồi".
Bà vợ quay lại nở nụ cười hiền hậu "Không sao, vẫn còn sớm chán"
Sau đó hai ông bà ra chiếc ghế đá gần đó vui vẻ cùng nhau ăn cơm.
Một bà thím đúng lúc ấy đi qua, thấy hộp cơm chỉ có vỏn vẹn đôi ba miếng rau miếng thịt, hất hàm "Chị vợ đáng thương quá, làm quần quật cả ngày mà chồng cho ăn uống như này ư". Nói đoạn xoay người rời đi.
Đôi vợ chồng già nhìn nhau, bữa cơm đó vốn mang hương vị của hạnh phúc mà nào ngờ giờ chỉ còn vị mặn đắng sau lời nói chua chát ấy.
Nhà triết học người Đức Newton-Leibniz có một câu nói rất nổi tiếng: "Thế giới không có hai chiếc lá giống y hệt nhau".
Hoàn cảnh sống của mỗi người đều khác nhau, chuyện từng trải qua cũng sẽ không giống. Bất hạnh trong mắt bạn, có lẽ là hạnh phúc của người khác.
Đừng đứng trên góc độ bản thân, tùy tiện chỉ tay múa chân vào cuộc đời ai đó, đây mới thể hiện là người có EQ cao.