Khổng Tử từng nói: "Không nói điều ác, không nghe điều ác, không nhìn điều ác."
Người sống ở đời, làm việc gì cũng nên biết dừng đúng chỗ, không nên vượt qua ranh giới giữa thiện và ác; làm người nên có nguyên tắc, như vậy mọi việc mới suôn sẻ được.
Những điều không nên nói thì đừng nói, không nên nghe thì đừng nghe, không nên nhìn thì đừng nhìn. Đây mới là đạo của người quân tử.
Giữ vững tâm, quản tốt miệng, không xem thị phi, không nghe thị phi, không truyền thị phi.
Sức mạnh của ngôn ngữ là lớn nhất, nó có thể cứu người ta ra khỏi biển lửa, cũng có thể giết người trong vô hình.
Học cách không nghe thị phi, không xem thường hay bình luận về lỗi người khác, đó là cách tu tâm cho người trí tuệ.
1. Người thích bàn thị phi, nhất định là "người thị phi"
Những người thích soi mói, tám chuyện thị phi nhà người khác, bản thân người đó cũng nhất định là người không tốt lành gì.
Tô Thức từng chịu rất nhiều thiệt thòi chỉ vì Thẩm Quát nói xấu sau lưng mình.
Khi Tô Thức đến Hàng Châu, Thẩm Quát đến thăm ông. Sau khi "ôn lại chuyện cũ" xong, ông ta đã sao chép hết tác phẩm mới của Thẩm Quát.
Nhưng khi về thủ đô, Thẩm Quát đã ngay lập tức bình luận xấu lên bài thơ.
Ông ta bóp méo sự thật, nói rằng những câu thơ này của Tô Thức có ý đồ khó lường, châm biếm hoàng đế...
Chẳng bao lâu sau, Tô Thức bị bỏ tù vì tội "đùa giỡn triều đình", còn suýt chết.
Vụ án này rất nổi tiếng trong lịch sử, khiến 30 người thân, bạn bè của Tô Thức đều bị liên lụy.
Người thị phi thường thích dùng lời nói mê hoặc để đổi trắng thay đen, khiến người khác tranh chấp, kích động, và tạo cho họ những rắc rối không mong muốn.
Đây cũng là lý do tại sao Thẩm Quát có kha khá đóng góp đáng kể cho khoa học kỹ thuật nhưng lại chẳng ai chịu dựng tượng đài thờ ông.
Nói người sai, làm tổn thương người khác, trong khi bản thân mới là người sai, đây không phải trí, mà là sự ngu dốt. Ở đời, lời tốt mới nên nói nhiều, lời thị phi thì đừng đề cập đến.
Người có giáo dục, sẽ không bao giờ nói xấu sau lưng người khác!
2. Không xem thường bất cứ ai
Một người chỉ có thể có được sự tôn trọng của người khác khi anh ta đối xử chân thành với mọi người, không coi thường họ, cũng không dùng khuyết điểm của họ để đề cao chính mình hay làm trò cười cho người khác.
Thời Hán Cảnh Đế có một tể tướng tên là Điền Phẫn, không có thực tài.
Một vị tướng quân tên Hoán Phu mới nói với ông ta:
"Điền Phẫn ngươi là cái thá gì, từ trước tới giờ đều nhờ nịnh hót, có gì đáng khoe khoang đâu!"
Điền Phẫn nghe xong thì tức giận vô cùng, xông lên chém Hoán Phu. Sau đó, Điền Phẫn mới nói với người bạn Từ Xung rằng bản thân bị người khác xem thường.
Sau khi nghe xong, Từ Xung khuyên:
"Chỉ cần anh thực sự có tài, năng lực đủ tốt, thì cần gì phải sợ người khác nói xấu mình."
Điền Phẫn nghe xong liền mỉm cười, hiểu ra bản thân không nên tức giận làm gì nữa.
Người thực sự thông minh luôn hiểu rõ lời nào nên nói, lời nào nên giữ trong lòng.
Đời người không có chữ thập toàn thập mỹ, khi giao tiếp với người khác, nhất định không thể tránh khỏi thị phi.
Vậy giải pháp tốt nhất chính là lựa chọn im lặng, nhìn thấu mà không nói, không màng thị phi, không coi khinh người khác...
3. Muốn luận về người, trước hãy luận mình
Nếu bạn muốn "lôi" điểm tốt hay điểm xấu của người khác ra bàn luận, trước tiên hãy tự ngẫm lại chính mình. Muốn hiểu người khác, cần hiểu rõ chính mình trước.
Kiến thức của con người cũng giống như một vòng tròn, bên trong vòng tròn là những kiến thức đã hiểu, còn bên ngoài vòng tròn là những kiến thức chưa biết.
Khi kiến thức của bạn tăng lên, vòng kết nối cũng ngày càng lớn hơn.
Đồng thời, ranh giới tiếp xúc giữa cái biết và cái chưa biết cũng ngày một lớn, sẽ có càng nhiều kiến thức bạn chưa biết được tìm thấy.
Nếu bạn cảm thấy người khác không biết nhiều như bạn, vậy đó chỉ vì bạn biết quá ít về chính mình.
"Núi cao còn có núi cao hơn", không ai là người giỏi nhất được.
Điều quan trọng mà mọi người cần nên biết chính là tự giác đánh giá rõ con người mình. Nếu bạn không hoàn hảo, làm sao có thể yêu cầu người khác hoàn hảo?
Chỉ khi bạn tự mình đánh giá rõ bản thân, dám can đảm đối mặt với khuyết điểm của mình, không kiêu ngạo hay tự mãn, bạn mới có thể cải thiện bản thân ở mức lớn nhất.
Không muốn chấp nhận những thứ nằm ngoài phạm vi hiểu biết sẽ chỉ khiến bản thân thu hẹp tri thức và mất dần cơ hội để nâng cao liên tục.
Những ai biết tránh xa thị phi, mới là người trí tuệ nhất đời này!