Biết bao người ngưỡng mộ vóc dáng và dung mạo của người khác, ngưỡng mộ sự thành công và danh vọng của họ.
Nhưng sau khi biết được sự tự quản lý bản thân vất vả và gần như là tàn khốc phía sau thì lại nhanh chóng rút lui, để rồi lại sống một cách buông thả, ra sao thì ra.
Trên mạng có một câu hỏi như này: Hiểu lầm sâu sắc nhất của bạn là gì?
Câu trả lời nhận được nhiều lượt like nhất đó là: Tự do là muốn làm gì thì làm cái đó, sau này mới phát hiện ra khi kỉ luật tự giác bạn mới có được tự do.
Khi một người thiếu đi sự tự giác kỉ luật, những việc mà anh ta làm đều sẽ chịu ảnh hưởng của quán tính thói quen và cảm hứng nhất thời hoặc không thì cũng bị tư tưởng người khác lay động, hầu như không thể đi làm điều mà mình thực sự mong muốn.
Bạn sẽ phát hiện ra: Những người tự giác kỉ luật tới cực hạn đều có một cuộc sống tuyệt vời.
Tự giác kỉ luật là phương án đầu tiên giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
Google có một kĩ sư cao cấp tên Matthew Cutts.
Anh tự đặt ra cho mình kế hoạch thay đổi 30 ngày, mỗi ngày làm một vài việc mà trước kia không thể kiên trì làm.
Chẳng hạn: Đi xe đạp tới công ty, mỗi ngày đi 10.000 bước, mỗi ngày chụp một bức ảnh, hay viết một cuốn tiểu thuyết hơn 50 ngàn chữ… Không xem tivi, không ăn đường, không chơi Twitter, từ chối caffein…
Có thể nói, kế hoạch này ngập tràn tính thách thức nếu không tự giác kỉ luật sẽ rất khó có thể hoàn thành.
Nhưng Matthew lại kiên trì được.
Sau 30 ngày, chàng kĩ sư mập mạp suốt ngày chỉ thích ngồi đã biến mất. Anh bắt đầu thực sự yêu thích việc đạp xe đi làm, thậm chí đã hoàn thành chuyến đi bộ đường dài trên đỉnh núi cao nhất ở châu Phi - Kilimanjaro.
Các nhà tâm lý học từng tổng kết ra được quy luật như sau:
Giai đoạn đầu của tự giác kỉ luật là hưng phấn, giai đoạn giữa là nỗi đau và giai đoạn sau là hưởng thụ.
Nhưng bạn có phát hiện ra, phần lớn mọi người đều mắc kẹt ở giai đoạn giữa quá lâu, đến mức khiến họ dần coi tự giác kỉ luật là một cực hình.
Khi tự giác kỉ luật đến cực hạn, bạn sẽ phát hiện ra: Tự giác kỉ luật có thể đem lại sự thanh bình và hưởng thụ xuất phát từ tận sâu bên trong.
Bởi lẽ bạn biết, bản thân đang thay đổi từng ngày từng ngày và tự giác kỉ luật từ lúc nào cũng đã trở thành một thói quen thấm sâu vào máu thịt không hay.
Khi bạn bị "cảm xúc", "lười biếng" và "ham muốn" chiếm cứ, bạn có thể sẽ sống trong sự rối loạn, sống trong sự cảm tính và thậm chí không thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.
Vì sao bạn không tự giác kỉ luật?
Vì sao tự giác kỉ luật có thể đem lại một cuộc sống hoàn toàn khác, nhưng trong thực tế, rất ít người có thể làm được?
Bởi lẽ tự giác kỉ luật đồng nghĩa với việc bạn bắt buộc phải từ bỏ, không thể muốn cái gì là được cái nấy.
Cũng giống như việc bạn muốn duy trì một vóc dáng mảnh mai, duy trì cơ thể khỏe mạnh, vậy bạn nhất định phải nói không với đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, bạn không thể nào hứng lên là gọi Mc Donald hay KFC về ăn được.
Cũng giống như việc bạn muốn trở thành sinh viên xuất sắc, muốn lấy được học bổng, vậy bạn phải từ bỏ những hôm cày phim, chơi game tới 1, 2h sáng, yêu đương, chat chit gì cũng tạm thời phải gác sang một bên.
Cũng giống như việc sau khi tốt nghiệp, bạn muốn có sự nghiệp riêng, vậy bắt buộc phải tăng ca hoặc dành thời gian đầu tư vào bản thân vào những ngày cuối tuần, nói lời tạm biệt với những buổi tụ tập nhậu nhẹt.
Thế gian này không có việc gì là thập toàn thập mỹ cả, bạn bắt buộc phải có sự từ bỏ.
Nhưng con người là một động vật xã hội, chúng ta ghét nỗi đau, ghét sự mất mát.
Kiếm được 2 triệu và mất đi 2 triệu, đả kích nào sẽ lớn hơn?
Tất nhiên là mất 2 triệu đả kích sẽ lớn hơn rồi, cùng là được mất nhưng ảnh hưởng mà "mất" đem lại lại lớn lao gấp 2 lần cái việc "được".
Con người ta luôn mẫn cảm hơn với chữ "mất" và cứ thế bị nó "dắt mũi".
Cứ như vậy, chúng ta một bên ăn đồ ăn nhanh, một bên mơ mộng được eo thon hay bụng 6 múi.
Một bên ngồi chơi liên minh huyền thoại với bạn đến đêm, một bên mong cuối kì sẽ được điểm giỏi.
Một bên đi KTV, du lịch bốn phương tám hướng với mọi người, một bên hi vọng trước 30 tuổi sẽ được tự do tài chính.
Những giấc mơ hão huyền như vậy, bạn nằm mơ bao nhiêu lần rồi?
Trên mạng có người nói như này: Nếu cả ngày đã không có chí tiến thủ, sống kiểu cho qua ngày, không có chút mục tiêu nào, vậy thì đừng mơ những giấc mơ anh hùng làm gì, cứ yên ổn mà sống một cuộc đời bình thường đi. Vừa muốn bước trên con đường trải đầy gấm vóc lụa là, lại vừa không muốn tốn sức, sao bạn không lên Trời mà ở?
Lúc còn trẻ, tôi luôn cho rằng cái gì mình cũng muốn có; sau này mới phát hiện ra rằng, người thực sự tài giỏi là người biết làm phép trừ cho cuộc đời, biết mình không cần cái gì, còn cái gì dù có liều cái mạng già thì cũng phải có cho bằng được.
Tự giác kỉ luật thực ra không hề khó
Tự giác kỉ luật, chuyện này hoàn toàn không chỉ giới hạn ở cơ thể hay thời gian mà quan trọng hơn là sự rèn luyện và thay đổi mô thức tư duy.
Khi tư duy thay đổi thì "tư duy tự giác kỉ luật" mới được hình thành ở mọi mặt từ thời gian, sức lực, cảm xúc hay cơ thể.
Tự giác kỉ luật vốn dĩ là một chuyện rất khó khăn, bởi lẽ tự giác kỉ luật đồng nghĩa với việc đấu tranh lại với những cái bản năng, cái sẵn có của mình như: Lười biếng, ham ăn, tham lam hay tức giận…
Vì vậy, tự giác kỉ luật trước giờ vốn dĩ vẫn luôn là một chuyện vô cùng khó khăn.
Tự giác kỉ luật, con đường bắt buộc phải qua nếu muốn tự do
Lúc trước luôn cho rằng đời người ngắn ngủi, sống là phải tận hưởng, rượu hôm nay hôm nay say, cho tới bây giờ mới dần phát hiện ra: Mỗi một hành vi buông thả của bản thân của hiện tại đều sẽ đem tới cho bạn những khổ sở lớn hơn rất nhiều lần sau này.
Ăn uống linh tinh, ít vận động sẽ khiến bạn phải trả giá về sức khỏe.
Thức đêm chơi bời, lướt điện thoại nhiều sẽ khiến tinh thần không tỉnh táo, không tập trung hết mình được cho công việc vào ngày hôm sau.
Không có mục tiêu, sống tạm bợ sẽ khiến bạn mất phương hướng, không có tương lai.
Đừng làm nô lệ cho dục vọng và sự buông thả, tự giác kỉ luật mới là thứ biến chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
Từ ngày hôm nay, hãy cố gắng phấn đấu vì sự tốt đẹp ấy!