Nhà khoa học người Scotland Mary Somerville Google Doodle vinh danh nhân kỷ niệm một trong những thành tựu đột phá nhất của bà.
Vào ngày 2/2/1826, một bài báo vật lý thực nghiệm của Somerville đã được Hiệp hội Hoàng gia London - Học viện Khoa học quốc gia danh tiếng của Vương quốc Anh đăng tải.
Đó là bài báo đầu tiên của một nữ tác giả được xuất bản trên ấn phẩm khoa học lâu đời nhất thế giới, Philosophical Transitions, vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.
Công trình của bà đã cách mạng hóa sự hiểu biết về hệ mặt trời vào thời điểm đó và giúp nhà thiên văn học John Couch Adams khám phá sao Hải Vương.
Somerville, một người ủng hộ quyền bình đẳng, cũng là người đầu tiên ký đơn thỉnh nguyện cho quyền bầu cử của nữ giới do triết gia người Anh John Stuart Mill khởi xướng vào năm 1868.
Bà Somerville sinh ở Jedburgh, Scotland, vào ngày 26.12.1790 và dành những năm đầu đời để giúp mẹ làm việc nhà, trước khi được gửi đến trường nội trú vào năm 10 tuổi.
Chính ở đó, Somerville đã tự học về thiên văn học và toán học, mở đường cho bà xuất bản các bài báo và sách khoa học của riêng mình.
Cuốn sách “Kết nối khoa học vật lý” năm 1834 của bà đã trở thành một trong những cuốn sách khoa học bán chạy nhất thế kỷ 19 và tiết lộ mối liên hệ giữa các ngành khoa học vật lý khác nhau.
Công việc của Somerville đã truyền cảm hứng cho một nhà phê bình đầu tiên sử dụng từ “nhà khoa học” để mô tả phương pháp tiếp cận đa ngành của bà.
Năm 1829, Sir David Brewster, người phát minh ra kính vạn hoa, đã viết rằng Somerville chắc chắn là người phụ nữ phi thường nhất ở Châu Âu.
“Nếu như giữa thế kỷ XIX chúng ta có thể gặp khó khăn khi lựa chọn một vị vua khoa học, thì lựa chọn một nữ hoàng khoa học lại không khó như vậy” - tờ báo The Morning Post cho biết sau khi bà Somerville qua đời vào năm 1872.
Năm 2016, Viện Vật lý Anh đã công bố Huy chương và Giải thưởng Mary Somerville cho các nhà khoa học.
Chân dung của bà cũng được in trên tờ 10 bảng của Ngân hàng Hoàng gia Scotland năm 2017 bên cạnh một trích dẫn từ cuốn sách bán chạy nhất của bà.