Tập huấn kỹ năng tham vấn cho cán bộ “Nhà tạm lánh” và cán bộ Hội phụ nữ cơ sở ở Ba Chẽ (Quảng Ninh)
Theo dự thảo, nhiệm vụ cụ thể của cơ sở tạm lánh tạm thời bao gồm: Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai và thảm họa; Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu; Kết nối với các cơ sở y tế để tổ chức chăm sóc y tế cho người dân tạm lánh; Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại cơ sở tạm lánh; Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp; Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương; Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình của cơ sở tạm lánh; Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc và an toàn cho người dân tại cơ sở tạm lánh.
Về thời gian tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh tạm thời phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhưng tối đa không quá 3 tháng, trường hợp kéo dài quá 3 tháng phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định.
Ngoài ra, trong dự thảo, Bộ LĐ-TB&XH còn lấy ý kiến về: Thủ tục tiếp nhận, chăm sóc đối tượng tại cơ sở tạm lánh thường xuyên và đưa đối tượng về gia đình, cộng đồng; Trong đó đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gồm: Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội và các đối tượng khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Thời gian lấy ý kiến dự thảo đến hết ngày 4/12/2016.