Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Những điều cần biết khi đi taxi, xe ôm công nghệ và các phương tiện công cộng khác trong thời điểm có dịch COVID-19

Việc di chuyển bằng các phương tiện công cộng trong thời điểm này đang là vấn đề khá nhạy cảm. Chính vì vậy, bạn cần thuộc nằm lòng những cách phòng chống COVID-19 khi sử dụng phương tiện lưu thông để hạn chế nguy cơ lây nhiễm tối đa.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 lại có những diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng thì người dân ở khắp mọi nơi đều cần chủ động nâng cao tinh thần phòng chống dịch và cập nhật các thông tin chính thống để sẵn sàng đối phó nếu dịch lại tiếp tục bùng phát. Lúc này, ngoài hạn chế đi đến những nơi đông người và chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh thì bạn còn cần chuẩn bị cho mình một số kiến thức cần thiết khi sử dụng các phương tiện lưu thông công cộng.

Những điều cần biết khi di chuyển bằng xe bus, xe ôm công nghệ và các phương tiện công cộng khác trong thời điểm Việt Nam có thêm ca nhiễm COVID-19 mới - Ảnh 1.

Ở những phương tiện công cộng luôn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch bởi chúng ta sẽ phải tiếp xúc với các bề mặt, hoặc sử dụng chung đồ với những vị khách đã đi trước đó. Có rất nhiều người xung quanh bạn và bạn không thể biết được nguồn lây nhiễm bệnh có thể đến từ đâu.

Những điều cần biết khi di chuyển bằng xe bus, xe ôm công nghệ và các phương tiện công cộng khác trong thời điểm Việt Nam có thêm ca nhiễm COVID-19 mới - Ảnh 2.

Câu trả lời đơn giản nhất cho vấn đề này là chúng ta nên sử dụng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai, lúc nào cũng có thể sử dụng phương tiện cá nhân trong gia đình. Vậy làm sao để sử dụng phương tiện công cộng khi lưu thông trên đường một cách an toàn?

Để giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số kiến thức sau đây!

1. Khi đi xe ôm, xe ôm công nghệ, đội mũ bảo hiểm do tài xế cung cấp có bị lây bệnh từ những người đi trước đó hay không?

Câu trả lời là có khả năng. Bởi nếu dịch cá nhân của người bị bệnh đã từng sử dụng mũ bảo hiểm trước đó bị dính vào mắt, mũi, miệng của bạn thì vẫn có khả năng lây nhiễm. Mồ hôi không lây nhiễm bệnh nhưng nếu người đi trước bị bệnh, ho, sổ mũi và có dính dịch nhầy vào mũ thì vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh. Do đó, tốt nhất bạn nên trang bị vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ để đảm bản an toàn trong mùa dịch.

Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I) trả lời trong Chương trình Tư vấn sức khỏe trực tiếp trên 365FM với chủ đề "Làm thế nào để phòng tránh dịch nCoV cho trẻ nhỏ", cho biết: "Di chuyển bằng xe máy (xe ôm hoặc dịch vụ xe ôm công nghệ) hoàn toàn có thể yên tâm bởi xe máy rất thông thoáng".

2. Vậy đối với xe taxi (ô tô), xe ôm công nghệ, bạn có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh hay không?

Cũng theo bác sĩ Khanh, đối với việc di chuyển bằng xe ô tô (taxi, dịch vụ xe ôm công nghệ), chúng ta nên yêu cầu người lái mở toàn bộ kính cửa xe, đồng thời nổ máy xe trong một khoảng thời gian nhất định để làm thông thoáng không gian bên trong.

Người lớn nên đeo khẩu trang và găng tay (hoặc có thể sát khuẩn tay sau khi xuống xe), nếu có trẻ nhỏ, bé không chịu đeo khẩu trang, chúng ta nên cầm theo khăn giấy để che mũi và miệng bé, đồng thời không để trẻ đưa tay lên mặt, sau khi xuống xe sát khuẩn tay cho trẻ.

3. Khi di chuyển bằng xe bus, xe khách thì sao?

Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khi di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe bus, xe khách, chúng ta nên đeo khẩu trang đúng cách, đeo găng tay (hoặc sát khuẩn tay sau khi xuống xe), hạn chế đưa tay lên mặt, sát khuẩn các bề mặt mà bạn bắt buộc phải tiếp xúc và hạn chế giao tiếp trong quá trình di chuyển.

Những điều cần biết khi di chuyển bằng xe bus, xe ôm công nghệ và các phương tiện công cộng khác trong thời điểm Việt Nam có thêm ca nhiễm COVID-19 mới - Ảnh 4.

Nguồn: Lá chắn virus Corona

Những điều cần biết khi di chuyển bằng xe bus, xe ôm công nghệ và các phương tiện công cộng khác trong thời điểm Việt Nam có thêm ca nhiễm COVID-19 mới - Ảnh 5.