Miếu thờ Bình tây đại tướng Trịnh Phong
Miếu thờ này nằm ở thôn Phú Ân Nam, xã Diên An, Diên Khánh. Tuy là một ngôi miếu thờ nhỏ, giản dị nhưng có sức mạnh rất lớn về mặt tinh thần. Nhiều khách đến tham quan cho biết; đến miếu thờ này hiểu sâu sắc thêm về quá khứ hào hùng của ông cha ta, quyết tâm đánh giặc cho đến cùng.
Đặc biệt, lòng kiên trung của Đại tướng Trịnh Phong là như tấm gương sáng cho không chỉ những người dân ở Khánh Hòa mà nhiều nơi khác cũng hướng đến. Đại tướng Trịnh Phong là một tướng lĩnh dưới thời vua Hàm Nghi. Khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, Đại tướng Trịnh Phong được giao trấn giữ thành cổ Diên Khánh. Với tài năng và đức độ của mình Đại tướng Trịnh Phong đã tập hợp được đông đảo binh sỹ và nhân một lòng theo ông đánh đuổi giặc Pháp lúc bấy giờ. T
hế nhưng, quân địch quá mạnh, cuộc chiến đấu diễn ra ngoan cường nhưng lực lượng nghĩa quân ngày càng bị tổn thất, nhiều tướng lĩnh sa vào tay giặc và đến cuối tháng 8/1886, Đại tướng Trịnh Phong cũng bị giặt bắt. Chúng dùng đủ các chiêu mua chuộc, dọa nạt và uy hiếm nhưng Tướng Trịnh Phong vẫn nhất quyết không chịu khuất phục, cuối cùng chúng giết chết ông. Sau này, nhân dân thương tiếc lập nên miếu thờ ông. Hiện nay, ngay ở trung tâm TP.Nha Trang có con đường lớn mang tên ông.
Miếu thờ Bình tây Đại tướng Trịnh Phong
Đền thờ (hay còn gọi là miếu thờ) Chí sỹ Trần Quý Cáp
Miếu thờ này nằm sát cầu Trần Quý Cáp (cầu Sông Cạn) thuộc tổ 5, trung tâm thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh cũng là một điểm đến độc đáo. Chí sỹ Trần Quý Cáp trong thời kỳ lãnh đạo phong trào Duy Tân ở trung Kỳ là một người thao lược, có trí thức và trình độ văn hóa uyên thâm. Ông vạch ra nhiều kế sách sáng tạo chống lại quân giặc. Đặc biệt, những người cao niên ở vùng đất này còn tương truyền lại rằng, chí sỹ Trần Quý Cáp thương yêu người dân như người ruột thịt của mình. Ông luôn “nhường cơm sẻ áo” để nhận lấy những gian khó về mình. Cùng các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp còn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu tài liệu, nắm bắt những tư tưởng tiến bộ, nâng cao dân trí, dân quyền và tự lực tự cường dân tộc.
Đền thờ chí sỹ Trần Quý Cáp
Năm 1908, ông bị giặc bắt và tra khảo, mua chuộc nhưng không được nên chúng xử tử ông. Trước cái chết ông hiên ngang không hề sợ sệt mà cảm tạ đất nước và nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, một lòng kiên trung. Đến với miếu thờ Trần Quý Cáp để thêm tự hào về một chí sỹ, một nhà yêu nước, một nhân cách, nhà giáo dục văn hóa một lòng vì đất nước.