Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Những món ăn vừa giúp giải nhiệt, vừa "đánh bay" bệnh tật

Theo chuyên gia, mùa hè các lỗ chân lông giãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hòa thân nhiệt nhưng cũng vì thế mà tà khí dễ xâm nhập vào trong. Sử dụng thức ăn và đồ uống có mùi vị đắng, tính mát là tốt nhất.

Thời tiết Nam Bộ nắng nóng gay gắt: Chuyên gia gợi ý thức uống vừa giúp giải nhiệt vừa đập tan bệnh tật - Ảnh 1.

TP.HCM những ngày qua đang nắng nóng gay gắt. (Ảnh: Hoàng Lê)

Ăn uống trong mùa hè nóng nực - "xuân hạ dưỡng dương"

Bác sĩ Huỳnh Liên Đoàn, Hội Y học TP.HCM cho biết, về vấn đề ăn uống mùa hạ, Đông y có một quan điểm độc đáo là "xuân hạ dưỡng dương". Điều này có nghĩa là mùa hạ nóng nực tuy phải dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt nhưng vẫn cần giữ ấm cơ thể. 

Vào mùa hè, các lỗ chân lông giãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hòa thân nhiệt nhưng cũng vì thế mà tà khí dễ xâm nhập vào trong. Hệ thống mao mạch ngoại vi cũng giãn ra, khí huyết lưu thông nhanh và mạnh hơn. Công năng của tỳ vị có xu hướng suy giảm vì nóng bức, uống nhiều nước làm cho dịch vị bị pha loãng, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ bị rối loạn.

Với đặc điểm trên, con người thường hay gặp các chứng như họng khô khát, hay giận dữ, từ phần khí ảnh hưởng tới phần huyết bị bức bách sinh chứng ho, chảy máu cam, lên ban đỏ, đông kinh, hôn mê và có thể gây bệnh tiêu chảy bởi thức ăn, nước uống kém vệ sinh... 

Vì vậy, nên ăn thức ăn thanh đạm dễ tiêu hóa, ăn nhiều cá tươi, rau tươi, nước trái cây giải khát, thức ăn và đồ uống có mùi vị đắng, tánh mát là tốt nhất, giảm thức ăn cay nóng. Không nên ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, giảm cà phê, thuốc lá, rượu.

Một số cách chế biến thức ăn, đồ uống hợp với phép dưỡng sinh mùa hạ mà bác sĩ Đoàn tư vấn:

1. Canh thịt bò với rau cải

- Công dụng: Giải cảm mạo phong hàn trong mùa Hạ, trị đau đầu, ho ra đờm nhớt trắng, ơn gió, ớn lạnh, đau nhức xương cốt (không dùng cho người sốt cao, miệng khô đắng hay khát nước).

- Công thức: Thịt bò: 200gr, tính bình, vị cam, vào kinh Tỳ, Vị, ích khí tăng lực. Rau cải 400gr, Rau cải tính ôn, vị cay, vào kinh Phế, Tỳ, giải chứng cảm hàn, thông đàm, lợi khí. Gừng tươi 20gr, tính ôn vị cay vào kinh Tỳ, Vị, làm tinh thần minh mẫn, trị ói mửa, ho đàm, giúp tiêu hóa tốt.

- Cách chế biến: Thịt bò rửa sạch, thái mỏng. Rau cải rửa sạch cắt khúc. Gừng tươi gọt sạch vỏ cắt miếng, đâm nhỏ ướp với thịt bò. Cho ba thứ vào nồi thêm ít muối vừa ăn, đổ vào 2 lít nước, nấu lửa mạnh trong một giờ thì dùng được, uống từ từ lúc còn nóng.

2. Nước cháo bạc hà

- Công dụng: Trúng khử, khí thấp của mùa Hạ, chứng phát sốt, ớn lạnh, ớn gió, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, không có mồ hôi, khát nước, tiểu vàng (không dùng cho người uể oải ăn uống kém tiêu lỏng).

- Công thức: Đậu xanh 30gr, tính hàn vị cam, vào kinh Tỳ, Vị, thanh nhiệt giải độc, tiêu khử khí lợi thấp khí, giải khát. Ngân hoa 100gr, tính hàn, vị cam, vào kinh Phế, Vị, Tâm, thanh giải nhiệt độc, trừ ung nhọt. Bạc hà tươi 10gr, khi nấu tính bình, vị hơi đắng, vào kinh Tỳ, Thận, giải thử khí, thấp khí, cầm máu. Lá tre 10gr, tính hàn vị cam, vào kinh tâm, Phế, Thanh nhiệt, trừ phiền. Đường cát trắng vừa đủ.

- Cách chế biến: Ba vị là Ngân hoa, Bạc hà chặt khúc, lá tre, rửa sạch cho vào nồi đổ 2 lít nước nấu 60 phút, lọc lấy nước bỏ bã. Cho đậu xanh và ít gạo (vo sạch) nấu chín, cho vào ít đường vừa đủ, có thể chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

3. Nước hoắc hương

Thời tiết Nam Bộ nắng nóng gay gắt: Chuyên gia gợi ý thức uống vừa giúp giải nhiệt vừa đập tan bệnh tật - Ảnh 2.

Cây hoắc hương. (Ảnh: caythuocdangian.com)

- Công dụng: Phòng chứng phát sốt, ớn lạnh, không có mồ hôi hoặc có ít, mình cảm giác nặng mỏi, uể oải, đau đầu, nôn ói. Không dùng cho người sốt cao, miệng khô khát, rêu lưỡi vàng dày; Đại, tiểu tiện không thông.

- Công thức: Lá hoắc hương tươi 100gr rửa sạch, đường cát trắng vừa đủ.

- Cách chế biến: Lá hoắc hương tươi cho vào nồi với 1 lít nước nấu sôi độ 20 phút, lọc lấy nước, cho đường cát vào vừa đủ khuấy đều để uống từ 2 đến 3 lần trong ngày.