Tập đoàn nhựa Formosa (gọi tắt là Formosa) của Đài Loan, công ty mẹ của Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế trong thời gian vừa qua. Theo đó, Formosa cam kết bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung 500 triệu USD cũng như bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.
Trong lịch sử môi trường thế giới, nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới cũng gây ra những sự cố về môi trường nghiêm trọng. Sau khi bị phát giác, những công ty này đã thực hiện các vụ đền bù môi trường lớn nhất lịch sử.
Exxon Mobil bị phạt gần 500 triệu USD vì gây ô nhiễm bang New Hampshire, New Jersey
Năm 2013, bồi thẩm đoàn của bang New Hampshire, miền đông bắc Mỹ đã đưa ra phán quyết tập đoàn dầu khí khổng lồ Exxon Mobil phải trả 236 triệu USD cho chi phí làm sạch nguồn nước ngầm bị ô nhiễm bởi một chất phụ gia dầu hỏa.
Nhà máy lọc dầu Exxon Mobil tại Baytown, Texas, Mỹ. |
Ngoài ra, bang New Hampshire còn khởi kiện Exxon Mobil và hơn 20 công ty khác đã làm nguồn nước ngầm nhiễm chất MTBE, một loại phụ gia dầu khí được dùng để giảm lượng khói độc do xe cộ thải ra.
Bên cạnh việc gây ô nhiễm bang New Hampshire, Exxon Mobil còn bị bồi thẩm đoàn của bang New Jersey phán quyết phải nộp phạt 225 triệu USD vì gây ô nhiễm môi trường. Exxon Mobil đã gây ra ô nhiễm từ những năm 1870 tại Bayonne và 1900 tại Linden.
Trước những hậu quả nghiêm trọng, New Jersey đòi 8,9 tỷ USD bồi thường cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị hủy hoại (gồm 6 km2 đầm lầy và vùng nước) thuộc khu vực lọc dầu của Exxon Mobil trước đây tại thành phố Bayonne và Linden. Với phán quyết trên, chính quyền New Jersey, các nhóm môi trường... cho rằng số tiền bồi thường trên của Exxon Mobil bị chỉ trích là "như muối bỏ bể".
BP bồi thường thiệt hại sau sự cố dầu tràn 2010
Ngày 20/4/2010, vụ nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon của tập đoàn dầu khí BP (Anh) đã khiến 11 công nhân thiệt mạng. Bên cạnh thiệt hại lớn về người, vụ tai nạn này còn khiến hơn 125 triệu gallon dầu tràn vào vùng Vịnh Mexico, gây ra một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ.
Chưa dừng lại ở đó, đến tháng 1/2013, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ tiếp tục phạt Fomorsa ở Texas 1,5 triệu USD do vi phạm luật môi trường trong đó có hành vi không lắp đặt hơn 8.000 thiết bị phát hiện rò rỉ cũng như phương tiện sửa chữa.
Giàn khoan Deepwater Horizon phát nổ hồi năm 2010, gây ra sự cố tràn dầu lịch sử. |
Ngay sau khi xảy ra thảm họa tràn dầu, Bộ Tư Pháp Mỹ và 5 bang vùng Vịnh (Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama và Florida) đã tiến hành khởi kiện tập đoàn BP và yêu cầu đòi bồi thường.
Tập đoàn dầu khí BP sau đó đã phải dàn xếp chi trả 5,8 tỉ USD để bồi thường cho người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu này.
Vào tháng 10/2015, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã ra phán quyết yêu cầu BP phải trả khoản tiền kỷ lục là 20,8 tỉ USD tiền bồi thường cho sự cố tràn dầutrên Vịnh Mexico.
Đến ngày 4/4/2016, Thẩm phán liên bang thành phố New Orleans, Mỹ, ông Carl Barbier đã thông qua mức án phạt khoảng 20 tỷ USD dành cho tập đoàn BP để giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố dầu tràn tại Vịnh Mexico năm 2010.
Trước số tiền bồi thường khổng lồ trên, Tổng chưởng lý Mỹ Loretta Lynchm nhận định vụ việc này được xem là "khoản bồi thường lớn nhất từ một đơn vị trong lịch sử Mỹ".
Chisso nộp phạt 86 triệu USD vì xả thải chứa thủy ngân
Trong giai đoạn từ năm 1912 - 1926, nhà máy hóa chất ở Minamata, Nhật Bản thuộc Tập đoàn Chisso đã gây ra vụ xả nước thải chứa thủy ngân không qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui. Hậu quả là gây ra vụ nhiễm độc cho các loại hải sản sống dưới biển. Người dân và gia súc địa phương ăn hải sản nhiễm độc thủy ngân cũng bị nhiễm độc và mắc phải căn bệnh kỳ lạ - được đặt tên là Minamata. Những người mắc phải căn bệnh trên có các triệu chứng như: á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật, tê liệt, hôn mê và tử vong sau vài tuần phát bệnh. Căn bệnh này cũng khiến nhiều người, thai nhi bị dị tật.
Bảo tàng bệnh Minamata ở Nhật Bản trưng bày các hình ảnh về người mắc bệnh quái ác do nhà máy Chisso gây nên. |
Vụ nhiễm độc thủy ngân này được chính quyền Nhật Bản phát giác năm 1956. Tuy nhiên, mãi đến năm 1986, cơ quan chức năng mới chính thức kết luận tập đoàn Chisso gây ra thảm họa nhiễm độc kinh hoàng trên. Theo đó, năm 2004, Chisso phải trả 86 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi hoạt động xả thải chứa thủy ngân. Tập đoàn này cũng bị yêu cầu làm sạch khu vực biển bị ô nhiễm.