Khi má phanh quá mòn, đĩa phanh mỏng sẽ khiến cho pít tông phanh bị đẩy quá giới hạn, khó thu về được dẫn đến hiện tượng bó chặt vào trống hoặc đĩa phanh tạo ra bó phanh.
Xe gặp tình trạng này, bạn cần tháo bánh xe, tháo cụm phanh lấy tua vít đẩy pít tông về vị trí cũ, sau đó mang đến trung tâm sửa chữa.
Ắc suốt phanh bị gỉ sét
Ắc suốt phanh có vấn đề bắt nguồn từ việc gioăng cao su bọc ngoài bị rách, thủng. Trong quá trình hoạt động, ắc suốt phanh sẽ bị gỉ sét, hoen mòn. Khi phanh, piston phanh sẽ tác động một lực lớn lên ắc suốt phanh, tuy nhiên, vì bị gỉ sét nên ắc suốt phanh không thể quay về vị trí ban đầu, dẫn đến tình trạng bó phanh.
Bàn đạp phanh nhỏ
Việc sửa chữa thiếu kinh nghiệm cũng làm cho xe dễ bị bó phanh nếu như thợ sửa chữa điều chỉnh biên độ bàn đạp phanh quá nhỏ, khi sử dụng má phanh liên tục bị tì vào trống hoặc đĩa phanh gây ra hiện tượng bó phanh.
Má phanh nở do lọt nước
Trong quá trình rửa xe hoặc lái xe ô tô trời mưa, nước có thể lọt vào hệ thống phanh, gây ra các hiện tượng như má phanh nở, bàn đạp phanh nhỏ nên khi phanh sẽ cảm thấy phanh bị bó cứng.
Khắc phục tình trạng này là sau khi rửa xe hoặc vượt qua vũng nước ngập cần rà nhẹ phanh để làm khô má phanh, chống nước lọt vào khoang động cơ. Nếu dừng xe ngay sau khi vừa rửa xe hoặc vừa đi qua đường ngập nước thì không nên kéo phanh tay ngay.
Cách xử lý tốt nhất trong tình huống này là chuyển về số lùi đối với xe số sàn (hoặc số P đối với xe số tự động) rồi lại số tiến, cho đến khi phanh tự nhả..