Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Phản cảm: Váy ngắn đến chùa

Đi chùa cầu may đầu năm là nét đẹp của người Việt từ xưa tới nay, tuy nhiên một bộ phận những người đi chùa không chịu hiểu rằng đến chốn tôn nghiêm cần ăn mặc lịch sự, kín đáo.

 

Tết Đinh Dậu đã đi qua, những ngày làm việc đã bắt đầu, thời điểm này cũng là khoảng thời gian các chùa, đền, phủ tiếp đón dòng người đi cầu may đầu năm.

Đi chùa cầu may đầu năm là nét văn hóa đẹp của người Việt

Đi lễ chùa là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Vào mồng một, ngày rằm hàng tháng, đặc biệt vào những dịp lễ, Tết có rất nhiều người đi chùa lễ Phật. Những năm trở lại đây, nhiều người đã bỏ thói quen đem những món đồ lễ hay vàng mã đến chùa, hiện tượng rải tiền lẻ cũng đã giảm.

Váy "không thể ngắn hơn" lên chùa

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì còn không ít những người đi lễ chùa với những bộ trang phục không phù hợp với cửa Phật, gây mất mỹ quan và giảm giá trị văn hóa đích thực khi đi chùa. Nhiều người đi lễ chùa mặc váy ngắn cũn cỡn, áo hở vai,… Thậm chí, nhiều người mặc váy ngắn tưởng như không thể ngắn hơn được nữa. Nhiều phụ nữ ngay cả những ngày rét buốt vẫn thích trưng diện váy ngắn, vì với họ “thời trang là trên hết!”.

Chân đẹp không đúng chỗ

Váy ngắn đến chùa lại trở nên không đúng chỗ, vẻ đẹp phụ nữ đã biến thành sự kệch cỡm. Một trong những quy ước, khuyến cáo của nhà Phật đối với du khách, phật tử là “Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn,… Đối với phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa”.

Là người thường xuyên đi lễ chùa, chị Nguyễn Như Ngọc (Đống Đa- Hà Nội) chia sẻ: Khi đến chùa, là người phật tử chúng ta nên ăn mặc kín đáo, tốt nhất nếu có điều kiện nên sắm áo tràng (màu lam) để mặc vì loại áo này có thể che kín người và khi lễ lạy Tam Bảo không bị khó khăn... để phù hợp với sự tôn nghiêm nơi cửa Phật.