Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

“Phao cứu sinh” của nông sản sạch

Đa số các hộ làm nông sản sạch đều thừa nhận khó khăn nhất là khâu tiêu thụ. Nhưng với sự đồng hành của Công ty VinEco - Tập đoàn Vingroup qua Chương trình liên kết với 1000 nông hộ, khó khăn đã được tháo gỡ. Trong mối liên kết chặt chẽ này, giấc mơ “bao tiêu” của người nông dân đang hiện hữu, nông sản Việt có cơ hội tăng khả năng cạnh tranh.

 

“Làm rau an toàn làm gì?”

Vấn nạn lương thực, thực phẩm bẩn tràn lan đang khiến cả xã hội hoang mang. Trong khi đó, người nông dân muốn trồng rau, củ, quả sạch để cung cấp ra thị trường thì dù đầu tư nhiều nhưng giá bán và tiêu thụ đều gặp khó khăn. Thậm chí nhiều người đã quyết tâm làm rau sạch, cuối cùng vẫn phải ngậm ngùi từ bỏ.

Đầu năm 2014, anh Nguyễn Mạnh Tuấn (Thạch Thất, Hà Nội) vay mượn hàng trăm triệu đồng để đầu tư vào 1,5 ha trồng rau an toàn, mỗi tháng sản xuất khoảng 10 tấn rau ra thị trường. Tuy nhiên, anh chỉ bán được 1/3 cho các siêu thị, số còn lại phải bán đổ tháo cho các thương lái, bếp ăn với giá như rau thông thường.

“Vậy thì làm rau an toàn làm gì,” anh Tuấn đau đáu hỏi. Sau 2 năm, anh phải quay về trồng rau theo cách thông thường.

Cùng hoàn cảnh đó, ông Trương Văn Dư, Giám đốc Công ty cổ phần Green Farm (Mộc Châu, Sơn La) cho biết đã thử trồng một vài giống cây cho năng suất cao trong điều kiện tốt, cụ thể ở đây là cà chua, kết quả thu được rất khả quan. Nhưng khi bán ra thị trường nội địa, lượng tiêu thụ không được như mong muốn.

 

 

“Cà chua chúng tôi trồng trong nhà kính, sạch, đúng quy trình, giống nhập từ nước ngoài về nên quả hơi to. Người dân nghĩ là cà chua công nghiệp, không đáng tin”, ông Dư chia sẻ.

Đóng góp tham luận tại Diễn đàn Đồng hành, hỗ trợ & thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt tổ chức tại Hà Nội tuần trước, GS.TS. Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thừa nhận vấn đề đầu ra đang khiến người nông dân, các hợp tác xã lúng túng, thậm chí là "chán" sản xuất rau sạch.

Theo GS Viên, thực tế các cánh đồng mẫu lớn sản xuất nông nghiệp mới chỉ được đảm bảo bao tiêu 10 – 20% đầu ra. Nông dân và doanh nghiệp có liên kết với nhau nhưng có đến 95% là liên kết phi chính thức, khi xảy ra sự cố nông dân bị thua thiệt, làm mất niềm tin của cả hai bên. Bên cạnh đó, các vấn đề khác như tiếp cận vốn, công nghệ cũng khiến nông dân gặp khó khăn khi sản xuất thực phẩm sạch.

4.000 tỷ đồng “phao cứu sinh” từ VinEco

Trong lúc tuyệt vọng, ông Dư được Công ty Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco (Vingroup) hỗ trợ thông qua chương trình liên kết 1.000 hộ nông dân sản xuất sạch. Trước đó, ông Dư đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía tỉnh, các sở ban ngành để nâng cao chất lượng nông sản.  Nhưng “vấn đề quan trọng nhất là thị trường thì phải đến khi hợp tác với VinEco thì mới đảm bảo đầu ra ổn định hơn” - ông Dư cho biết.

 

Theo ông Dư, VinEco kiểm soát rất chặt chẽ các khâu từ sản xuất cho đến sản phẩm cuối cùng nên chất lượng sản phẩm đầu ra rất cao.

Ông Tống Quang Phong, Tổ trưởng tổ hợp tác quýt đường xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, Đồng Tháp cũng vui mừng cho hay: “Trước đây, chúng tôi phải cạnh tranh quyết liệt với những nông sản trôi nổi, không có nguồn gốc. Sản phẩm của chúng tôi sạch, ngon nhưng khách hàng không biết đến, thị trường khó chấp nhận, giá thấp không đủ bù chi phí. Tuy nhiên, khi tham gia GlobalGAP, sau này là VinEco thì quả thật chúng tôi được đảm bảo rất tốt về thị trường”.

Thông tin về việc VinEco đầu tư tới 4.000 tỷ đồng vào nông sản sạch, đặc biệt là tuyên bố sẽ hỗ trợ 300 triệu đồng/hộ được đánh giá là “phao cứu sinh” cho nhiều người đang loay hoay với nông sản sạch.

Cụ thể, với Chương trình liên kết 1000 hộ sản xuất, VinEco sẽ hướng dẫn các hộ sản xuất có yêu cầu về quy trình sản xuất rau an toàn; thu mua tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục chứng nhận VietGap và hỗ trợ tài chính. Đặc biệt, đối với những hộ sản xuất đủ điều kiện, VinEco sẽ hỗ trợ tài chính tối đa 300 triệu đồng/hộ để giúp trang bị cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, vốn, giống.

 

Bà Vũ Tuyết Hằng, Tổng Giám đốc VinEco cho biết: “Ngay giai đoạn đầu, Công ty đã ký kết hợp tác với 250 hợp tác xã và hộ sản xuất thuộc các lĩnh vực Rau, Nấm, Gạo, Trái cây. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình liên kết này lên con số 1.000 hộ”.

 “Riêng với những sản phẩm về nông nghiệp, chúng tôi đang hoạt động dựa theo tôn chỉ đem lại lợi ích cho xã hội, nâng cao đời sống người Việt trước, chứ chưa đặt vấn đề lợi nhuận”, bà Hằng khẳng định.

Rất kì vọng vào liên kết của VinEco - “Chúng ta đang thực hiện việc giữ vững tinh thần khởi nghiệp, dù khó khăn nhưng VinEco vẫn đi tiên phong, làm sao để kết nối các nhà lại với nhau, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà tiêu dùng… VinEco sẽ phải làm một nhiệm vụ rất khó khăn là liên kết các đầu mối này thành một chuỗi. Quá trình này rất khó khăn, nhưng với sự tham gia của VinEco, tôi lạc quan về sự thành công của chuỗi liên kết này” - Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao

“Làm rau an toàn làm gì?”

Vấn nạn lương thực, thực phẩm bẩn tràn lan đang khiến cả xã hội hoang mang. Trong khi đó, người nông dân muốn trồng rau, củ, quả sạch để cung cấp ra thị trường thì dù đầu tư nhiều nhưng giá bán và tiêu thụ đều gặp khó khăn. Thậm chí nhiều người đã quyết tâm làm rau sạch, cuối cùng vẫn phải ngậm ngùi từ bỏ.

Đầu năm 2014, anh Nguyễn Mạnh Tuấn (Thạch Thất, Hà Nội) vay mượn hàng trăm triệu đồng để đầu tư vào 1,5 ha trồng rau an toàn, mỗi tháng sản xuất khoảng 10 tấn rau ra thị trường. Tuy nhiên, anh chỉ bán được 1/3 cho các siêu thị, số còn lại phải bán đổ tháo cho các thương lái, bếp ăn với giá như rau thông thường.

“Vậy thì làm rau an toàn làm gì,” anh Tuấn đau đáu hỏi. Sau 2 năm, anh phải quay về trồng rau theo cách thông thường.

Cùng hoàn cảnh đó, ông Trương Văn Dư, Giám đốc Công ty cổ phần Green Farm (Mộc Châu, Sơn La) cho biết đã thử trồng một vài giống cây cho năng suất cao trong điều kiện tốt, cụ thể ở đây là cà chua, kết quả thu được rất khả quan. Nhưng khi bán ra thị trường nội địa, lượng tiêu thụ không được như mong muốn.

“Cà chua chúng tôi trồng trong nhà kính, sạch, đúng quy trình, giống nhập từ nước ngoài về nên quả hơi to. Người dân nghĩ là cà chua công nghiệp, không đáng tin”, ông Dư chia sẻ.

Đóng góp tham luận tại Diễn đàn Đồng hành, hỗ trợ & thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt tổ chức tại Hà Nội tuần trước, GS.TS. Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thừa nhận vấn đề đầu ra đang khiến người nông dân, các hợp tác xã lúng túng, thậm chí là "chán" sản xuất rau sạch.

Theo GS Viên, thực tế các cánh đồng mẫu lớn sản xuất nông nghiệp mới chỉ được đảm bảo bao tiêu 10 – 20% đầu ra. Nông dân và doanh nghiệp có liên kết với nhau nhưng có đến 95% là liên kết phi chính thức, khi xảy ra sự cố nông dân bị thua thiệt, làm mất niềm tin của cả hai bên. Bên cạnh đó, các vấn đề khác như tiếp cận vốn, công nghệ cũng khiến nông dân gặp khó khăn khi sản xuất thực phẩm sạch.

4.000 tỷ đồng “phao cứu sinh” từ VinEco

Trong lúc tuyệt vọng, ông Dư được Công ty Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco (Vingroup) hỗ trợ thông qua chương trình liên kết 1.000 hộ nông dân sản xuất sạch. Trước đó, ông Dư đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía tỉnh, các sở ban ngành để nâng cao chất lượng nông sản.  Nhưng “vấn đề quan trọng nhất là thị trường thì phải đến khi hợp tác với VinEco thì mới đảm bảo đầu ra ổn định hơn” - ông Dư cho biết.

Theo ông Dư, VinEco kiểm soát rất chặt chẽ các khâu từ sản xuất cho đến sản phẩm cuối cùng nên chất lượng sản phẩm đầu ra rất cao.

Ông Tống Quang Phong, Tổ trưởng tổ hợp tác quýt đường xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, Đồng Tháp cũng vui mừng cho hay: “Trước đây, chúng tôi phải cạnh tranh quyết liệt với những nông sản trôi nổi, không có nguồn gốc. Sản phẩm của chúng tôi sạch, ngon nhưng khách hàng không biết đến, thị trường khó chấp nhận, giá thấp không đủ bù chi phí. Tuy nhiên, khi tham gia GlobalGAP, sau này là VinEco thì quả thật chúng tôi được đảm bảo rất tốt về thị trường”.

Thông tin về việc VinEco đầu tư tới 4.000 tỷ đồng vào nông sản sạch, đặc biệt là tuyên bố sẽ hỗ trợ 300 triệu đồng/hộ được đánh giá là “phao cứu sinh” cho nhiều người đang loay hoay với nông sản sạch.

Cụ thể, với Chương trình liên kết 1000 hộ sản xuất, VinEco sẽ hướng dẫn các hộ sản xuất có yêu cầu về quy trình sản xuất rau an toàn; thu mua tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục chứng nhận VietGap và hỗ trợ tài chính. Đặc biệt, đối với những hộ sản xuất đủ điều kiện, VinEco sẽ hỗ trợ tài chính tối đa 300 triệu đồng/hộ để giúp trang bị cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, vốn, giống.

Bà Vũ Tuyết Hằng, Tổng Giám đốc VinEco cho biết: “Ngay giai đoạn đầu, Công ty đã ký kết hợp tác với 250 hợp tác xã và hộ sản xuất thuộc các lĩnh vực Rau, Nấm, Gạo, Trái cây. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình liên kết này lên con số 1.000 hộ”.

 “Riêng với những sản phẩm về nông nghiệp, chúng tôi đang hoạt động dựa theo tôn chỉ đem lại lợi ích cho xã hội, nâng cao đời sống người Việt trước, chứ chưa đặt vấn đề lợi nhuận”, bà Hằng khẳng định.

Box: Rất kì vọng vào liên kết của VinEco - “Chúng ta đang thực hiện việc giữ vững tinh thần khởi nghiệp, dù khó khăn nhưng VinEco vẫn đi tiên phong, làm sao để kết nối các nhà lại với nhau, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà tiêu dùng… VinEco sẽ phải làm một nhiệm vụ rất khó khăn là liên kết các đầu mối này thành một chuỗi. Quá trình này rất khó khăn, nhưng với sự tham gia của VinEco, tôi lạc quan về sự thành công của chuỗi liên kết này” - Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao

“Làm rau an toàn làm gì?”

Vấn nạn lương thực, thực phẩm bẩn tràn lan đang khiến cả xã hội hoang mang. Trong khi đó, người nông dân muốn trồng rau, củ, quả sạch để cung cấp ra thị trường thì dù đầu tư nhiều nhưng giá bán và tiêu thụ đều gặp khó khăn. Thậm chí nhiều người đã quyết tâm làm rau sạch, cuối cùng vẫn phải ngậm ngùi từ bỏ.

Đầu năm 2014, anh Nguyễn Mạnh Tuấn (Thạch Thất, Hà Nội) vay mượn hàng trăm triệu đồng để đầu tư vào 1,5 ha trồng rau an toàn, mỗi tháng sản xuất khoảng 10 tấn rau ra thị trường. Tuy nhiên, anh chỉ bán được 1/3 cho các siêu thị, số còn lại phải bán đổ tháo cho các thương lái, bếp ăn với giá như rau thông thường.

“Vậy thì làm rau an toàn làm gì,” anh Tuấn đau đáu hỏi. Sau 2 năm, anh phải quay về trồng rau theo cách thông thường.

Cùng hoàn cảnh đó, ông Trương Văn Dư, Giám đốc Công ty cổ phần Green Farm (Mộc Châu, Sơn La) cho biết đã thử trồng một vài giống cây cho năng suất cao trong điều kiện tốt, cụ thể ở đây là cà chua, kết quả thu được rất khả quan. Nhưng khi bán ra thị trường nội địa, lượng tiêu thụ không được như mong muốn.

“Cà chua chúng tôi trồng trong nhà kính, sạch, đúng quy trình, giống nhập từ nước ngoài về nên quả hơi to. Người dân nghĩ là cà chua công nghiệp, không đáng tin”, ông Dư chia sẻ.

Đóng góp tham luận tại Diễn đàn Đồng hành, hỗ trợ & thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt tổ chức tại Hà Nội tuần trước, GS.TS. Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thừa nhận vấn đề đầu ra đang khiến người nông dân, các hợp tác xã lúng túng, thậm chí là "chán" sản xuất rau sạch.

Theo GS Viên, thực tế các cánh đồng mẫu lớn sản xuất nông nghiệp mới chỉ được đảm bảo bao tiêu 10 – 20% đầu ra. Nông dân và doanh nghiệp có liên kết với nhau nhưng có đến 95% là liên kết phi chính thức, khi xảy ra sự cố nông dân bị thua thiệt, làm mất niềm tin của cả hai bên. Bên cạnh đó, các vấn đề khác như tiếp cận vốn, công nghệ cũng khiến nông dân gặp khó khăn khi sản xuất thực phẩm sạch.

4.000 tỷ đồng “phao cứu sinh” từ VinEco

Trong lúc tuyệt vọng, ông Dư được Công ty Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco (Vingroup) hỗ trợ thông qua chương trình liên kết 1.000 hộ nông dân sản xuất sạch. Trước đó, ông Dư đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía tỉnh, các sở ban ngành để nâng cao chất lượng nông sản.  Nhưng “vấn đề quan trọng nhất là thị trường thì phải đến khi hợp tác với VinEco thì mới đảm bảo đầu ra ổn định hơn” - ông Dư cho biết.

Theo ông Dư, VinEco kiểm soát rất chặt chẽ các khâu từ sản xuất cho đến sản phẩm cuối cùng nên chất lượng sản phẩm đầu ra rất cao.

Ông Tống Quang Phong, Tổ trưởng tổ hợp tác quýt đường xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, Đồng Tháp cũng vui mừng cho hay: “Trước đây, chúng tôi phải cạnh tranh quyết liệt với những nông sản trôi nổi, không có nguồn gốc. Sản phẩm của chúng tôi sạch, ngon nhưng khách hàng không biết đến, thị trường khó chấp nhận, giá thấp không đủ bù chi phí. Tuy nhiên, khi tham gia GlobalGAP, sau này là VinEco thì quả thật chúng tôi được đảm bảo rất tốt về thị trường”.

Thông tin về việc VinEco đầu tư tới 4.000 tỷ đồng vào nông sản sạch, đặc biệt là tuyên bố sẽ hỗ trợ 300 triệu đồng/hộ được đánh giá là “phao cứu sinh” cho nhiều người đang loay hoay với nông sản sạch.

Cụ thể, với Chương trình liên kết 1000 hộ sản xuất, VinEco sẽ hướng dẫn các hộ sản xuất có yêu cầu về quy trình sản xuất rau an toàn; thu mua tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục chứng nhận VietGap và hỗ trợ tài chính. Đặc biệt, đối với những hộ sản xuất đủ điều kiện, VinEco sẽ hỗ trợ tài chính tối đa 300 triệu đồng/hộ để giúp trang bị cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, vốn, giống.

Bà Vũ Tuyết Hằng, Tổng Giám đốc VinEco cho biết: “Ngay giai đoạn đầu, Công ty đã ký kết hợp tác với 250 hợp tác xã và hộ sản xuất thuộc các lĩnh vực Rau, Nấm, Gạo, Trái cây. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình liên kết này lên con số 1.000 hộ”.

 “Riêng với những sản phẩm về nông nghiệp, chúng tôi đang hoạt động dựa theo tôn chỉ đem lại lợi ích cho xã hội, nâng cao đời sống người Việt trước, chứ chưa đặt vấn đề lợi nhuận”, bà Hằng khẳng định.

Box: Rất kì vọng vào liên kết của VinEco - “Chúng ta đang thực hiện việc giữ vững tinh thần khởi nghiệp, dù khó khăn nhưng VinEco vẫn đi tiên phong, làm sao để kết nối các nhà lại với nhau, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà tiêu dùng… VinEco sẽ phải làm một nhiệm vụ rất khó khăn là liên kết các đầu mối này thành một chuỗi. Quá trình này rất khó khăn, nhưng với sự tham gia của VinEco, tôi lạc quan về sự thành công của chuỗi liên kết này” - Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao