Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Phát hiện người đàn ông tàng trữ số lượng lớn động vật hoang dã, có cả loài nguy cấp

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng huyện A Lưới tổ chức kiểm tra, phát hiện đối tượng tàng trữ động vật hoang dã (ĐVHD), quý hiếm.

Các cá thể động vật hoang dã, bao gồm cả loài thuộc danh mục động vật nguy cấp, quý, hiếm đã bị chết tại nhà người đàn ông ở huyện A Lưới. Ảnh: CA cung cấp

Các cá thể động vật hoang dã, bao gồm cả loài thuộc danh mục động vật nguy cấp, quý, hiếm đã bị chết tại nhà người đàn ông ở huyện A Lưới. Ảnh: CA cung cấp

Cụ thể, vào 16h ngày 18/4/2023, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công an và Hạt kiểm lâm huyện A Lưới kiểm tra đột xuất tại nhà ông Lê Đình H. (trú tại Thị trấn A Lưới). Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện 2 cá thể tê tê đã chết. Đây là loài thuộc danh mục động vật nguy cấp, quý, hiếm. 

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng còn phát hiện thêm tại nhà ông H. 43 cá thể ĐVHD đã chết khác, gồm: Kỳ đà, chồn, rùa, dúi (đang xác định chủng loài). Tại thời điểm kiểm tra, ông H. khai nhận mua số động vật trên từ một đối tượng lạ mặt.

Hiện, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đang tiếp tục mở rộng, làm rõ vụ việc xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Tê tê thuộc danh vật động vật nguy cấp, quý, hiếm. Ảnh: CA cung cấp

Tê tê thuộc danh vật động vật nguy cấp, quý, hiếm. Ảnh: CA cung cấp

Được biết, trong thời gian qua, chính quyền các cấp, các ngành chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong công tác bảo vệ các loài ĐVHD. Do đó, tình hình vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ ĐVHD có giảm đáng kể, nhận thức của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, việc săn bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi nhốt và chế biến trái phép ĐVHD vẫn diễn ra ở nhiều nơi; việc giết mổ ĐVHD trái phép làm món ăn vẫn diễn ra tại các nhà hàng, quán ăn.

Nhằm phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài ĐVHD trái pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số hướng dẫn xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ ĐVHD bao gồm các loài chim trời. 

Theo đó, Thừa Thiên Huế đặt ra các chế tài xử phạt nghiêm minh nhằm ngăn chặn những hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ĐVHD, quý hiếm, với mức phạt hành chính cao nhất lên đến 400 triệu đồng đối với các hành vi: Buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép; vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; vi phạm liên quan đến các loài thủy sản sẽ bị truy tố, xử lý hình sự.

Empty
Các cá thể động vật hoang dã tìm thấy trong nhà ông H. Ảnh: CA cung cấp

Các cá thể động vật hoang dã tìm thấy trong nhà ông H. Ảnh: CA cung cấp