Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Với tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng, nên dù xuất hiện từ lâu nhưng trên thế giới vẫn thỉnh thoảng bùng phát dịch sởi. Cha mẹ tham khảo ngay những thông tin quan trọng về bệnh sởi dưới đây để phát hiện, chăm sóc và phòng tránh kịp thời cho trẻ.
Triệu chứng sớm nhận biết
Sau khi nhiễm virus sởi, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 - 14 ngày, sau đó người bệnh mới khởi phát triệu chứng. Sốt kèm phát ban là triệu chứng điển hình của sởi song thường xuất hiện khá muộn, đi sau tình trạng ho, sốt cao, sổ mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt…
Nổi phát ban là triệu chứng điển hình của sởi. Những vết phát ban do sởi là những đốm đỏ, phẳng, nổi trên bề mặt da. Vùng da xuất hiện phát ban đầu tiên thường là phần chân tóc, sau đó lan dần xuống ngực, cổ, thân, tay chân. Phát ban sẽ xuất hiện cùng các đợt sốt cao, thậm chí trẻ có thể sốt đến 40 độ C hoặc hơn kèm theo co giật, mất nước, mê man…
Phòng bệnh sởi
Phòng bệnh sởi là cần thiết bởi bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hãy chú ý lịch và thực hiện tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ để tạo miễn dịch chủ động, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trẻ nên được tiêm vắc xin sởi từ sớm với mũi đầu tiên khi trẻ được 9 - 11 tháng tuổi, mũi tiêm thứ 2 để bổ sung miễn dịch khi trẻ 18 tháng tuổi. Nên tiêm đủ hai mũi ở thời điểm thích hợp theo khuyến nghị của bác sĩ để đảm bảo miễn dịch tốt nhất.
Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm virus sởi, cha mẹ nên chú ý vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày cũng như thường xuyên làm sạch môi trường sống xung quanh. Môi trường sống ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để virus sởi cũng như các tác nhân gây bệnh khác phát triển, do đó hãy lưu ý vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, sát khuẩn, thường xuyên.
Chú ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Vệ sinh làn da sạch sẽ rất quan trọng trong phòng ngừa sởi cũng như các bệnh truyền nhiễm khác bởi da có diện tích lớn, thường là nơi tác nhân gây bệnh trú ẩn đầu tiên trước khi tấn công. Do đó, tăng cường sức đề kháng của da nói riêng và sức đề kháng cơ thể trẻ nói chung là cách phòng ngừa sởi hiệu quả. Hãy lựa chọn sữa tắm, xà phòng tắm hay nước vệ sinh tay phù hợp với trẻ. Không nên cho trẻ dùng cùng loại sản phẩm làm sạch, tẩy rửa với người lớn vì dễ khiến làn da của trẻ tổn thương hơn.
Chế độ dinh dưỡng tốt, chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng quyết định một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Với trẻ nhỏ, cần cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bằng chế độ ăn đầy đủ các loại dưỡng chất, giàu protein, acid béo, Vitamin và khoáng chất từ các loại rau quả và trái cây.
Ngoài ra, trẻ nên ăn nhiều sữa chua để bổ sung acid lactic, các loại lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa và miễn dịch. Đặc biệt, acid lactic có đặc tính chống nấm men, giúp làn da hình thành lớp bảo vệ chống lại nhiễm trùng rất hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên: Trẻ nhỏ cần thường xuyên vận động ngoài trời, hướng trẻ tới những môn thể thao yêu thích phù hợp với lứa tuổi để vừa phát triển thể chất tốt, vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không nên để trẻ lười vận động, sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian quá dài mà cần khuyến khích trẻ ra ngoài, vận động và vui chơi.