Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Phó Đại sứ Nhật Bản thăm Công ty CP Đầu tư Thương mại Thịnh Long

Vừa qua, ông Nagai Katsuro - Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đã có chuyến thăm, tìm hiểu thực tế hoạt động phái cử thực tập sinh (TTS) tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại Thịnh Long (Thinh Long Group) – Một trong số 6 doanh nghiệp đầu tiên được Bộ LĐ-TB&XH cho phép thí điểm đưa TTS ngành hộ lý sang Nhật Bản.

   Phó đại sứ Nhật Bản (đứng giữa) chụp ảnh lưu niệm với Ban lãnh đạo Công ty Thịnh Long.


 Giới thiệu với Đoàn, bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cho biết: Chỉ tính riêng năm 2017 Thịnh Long Group đã phái cử 250 TTS kỹ năng sang Nhật Bản, trong đó, ngành Hộ lý - Điều dưỡng là một trong những thế mạnh của Công ty. Theo bà Hoa, con số này liên tục tăng trong những năm gần đây. Cũng chính vì vậy mà mới đây Công ty Thịnh Long đã đã được Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho phép thí điểm triển khai đưa TTS ngành hộ lý sang Nhật Bản thực tập.  

Nhiều năm liền, Công ty luôn thuộc Top đầu các doanh nghiệp XKLĐ uy tín và phát triển bền vững và được Hiệp hội XKLĐ Việt Nam (VAMAS) xếp hạng 5 sao.

Công ty Thịnh Long là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong việc đào tạo hộ lý. Nhiều giáo viên đang giảng dạy tại Công ty đã từng theo học đại học điều dưỡng và đạt chứng chỉ quốc gia tại Nhật, từng làm việc tại các bệnh viện ở Nhật Bản. Không những có tay nghề chuyên môn mà các giáo viên của Công ty đều có trình độ ngoại ngữ cao (đạt chứng chỉ N1, N2).

 

Phó đại sứ Nhật Bản đánh giá cao chương trình đào tạo TTS Hộ lý của Công ty Thịnh Long.

 

Phó đại sứ Nhật Bản đánh giá cao những kết quả nổi bật mà Công ty đã đạt được trong những năm qua, trong đó có chương trình phái cử TTS sang Nhật Bản. Thăm quan thực tế các lớp học tại Công ty, ông Nagai Katsuro rất hài lòng trước quy trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp của Công ty, đặc biệt là khả năng nói tiếng Nhật của các học viên. Phó Đại sứ Nhật Bản đã giao lưu trực tiếp với các TTS ngay tại lớp học, động viên, khích lệ tinh thần đối với các học viên.

 

Lãnh đạo Công ty tiếp Đoàn.

 

Riêng đối với chương trình TTS kỹ năng ngành Hộ lý - Điều dưỡng, các TTS đang và sẽ được tham gia vào quy trình đào tạo chuyên nghiệp tại Trung tâm đào tạo kỹ năng nghề điều dưỡng chăm sóc Thiên Đức - Thịnh Long. Khi xây dựng khóa học thực tế này, các học viên có thể nắm vững được kỹ năng, trau dồi nghiệp vụ, làm quen và hiểu hơn về công việc hộ lý điều dưỡng tại các bệnh viện dưỡng lão ở Nhật Bản.

Trước những băn khoăn của ông Nagai Katsuro về việc làm sao có thể ngăn chặn tình trạng “cò mồi”, vấn đề phát sinh khi lao động sang làm việc tại Nhật Bản, bà Nguyễn Thị Kim Hoa chia sẻ, hiện tại quá trình sơ tuyển, thi tuyển các đơn hàng nói chung và chương trình TTS kỹ năng nói riêng của Công ty đều được diễn ra bài bản, tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Công ty trực tiếp tuyển ứng viên thực tập kỹ năng tại các Sở Sở LĐ-TB&XH nhằm tránh việc ứng viên phải mang gánh nặng nợ nần khi sang Nhật Bản thực tập; Liên kết với các trường điều dưỡng mở các khóa đào tạo tiếng Nhật và nghiệp vụ hộ lý chuyên nghiệp; Công ty cam kết luôn tuân thủ đúng mức phí phái cử là 3.600 USD.

 

Giao lưu với các học viên học tiếng Nhật.


Sau khi TTS nhập cảnh Nhật Bản, nhân viên Công ty sẽ tới từng xí nghiệp tiếp nhận mỗi tháng 1 lần để thăm hỏi, trao đổi với TTS. Kịp thời giải đáp những vấn đề khúc mắc, hỗ trợ các TTS trong việc học thêm tiếng Nhật. Đối với TTS kỹ năng hoàn thành chương trình trở về nước, Công ty sẽ tổ chức đào tạo nâng cao năng lực tiếng Nhật, kỹ năng quản lý và giới thiệu việc làm…

Trước sự động viên khích lệ từ Phó đại sứ Nagai Katsuro, bà Nguyễn Thị Kim Hoa khẳng định, Nhật Bản sẽ vẫn luôn là thị trường chính mà công ty hướng đến trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Công ty sẽ luôn là cầu nối vững chắc để các nghiệp đoàn, doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động gửi trọn niềm tin.

“Để người lao động hiểu rõ hơn về đất nước và con người Nhật Bản, cần có nhiều chương trình giao lưu văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, với chương trình Hộ lý - Điều dưỡng cần phải có bộ giáo trình quy chuẩn để các TTS có thể dễ dàng tiếp cận chuyên môn, nghiệp vụ cũng như hiểu rõ hơn về công việc hộ lý ở các bệnh viện dưỡng lão tại Nhật Bản” - Bà Hoa nói.

1.     iao lưu với các học viên học tiếng Nhật