Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng khi thời tiết chuyển mùa

Khi thời tiết chuyển mùa, trời đột nhiên nóng hoặc lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới khản tiếng, mất tiếng, triệu chứng điển hình của viêm thanh quản.

 

Những yếu tố gây khản tiếng, mất tiếng

Con người phát âm được là nhờ vào thanh quản, bao gồm 2 dây thanh đới, khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói. Do đó, khi dây thanh bị kích ứng hoặc tổn thương sẽ ảnh hưởng đến giọng nói, gây khản tiếng, thậm chí là mất tiếng.

Viêm thanh quản là do lớp niêm mạc thanh quản bị viêm, dẫn tới khản tiếng, mất tiếng. Đối tượng dễ gặp phải là trẻ nhỏ hay người già do sức đề kháng kém và những người phải nói nhiều hoặc ở lâu ngoài trời do tính chất công việc.

Viêm thanh quản thường xảy ra sau đợt viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi – xoang, họng), hoặc có thể xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khản tiếng, mất tiếng đột ngột. Theo các chuyên gia, viêm thanh quản thường có triệu chứng ban đầu như nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, sau đó chuyển sang đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc vướng như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Sau vài ngày, giọng nói người bệnh bị khàn, thậm chí mất tiếng, ho khan chuyển dần sang có đờm.

Viêm thanh quản cấp nếu không được điều trị triệt để sẽ tái phát nhiều lần và dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm thanh quản     

Chanh đào ngâm mật ong có tác dụng rất tốt đối với bệnh viêm nhiễm thanh quản

    Để điều trị viêm thanh quản, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân các loại thuốc kháng sinh, giảm phù nề, giảm ho, long đờm khi có bội nhiễm và sử dụng nước muối sinh lý súc họng. Song song đó, bệnh nhân cần giữ ấm vùng mũi, họng, ngực, mặc ấm, cần tránh để thanh quản phải làm việc quá sức. Nếu bị viêm mũi, viêm xoang, viêm nướu răng, bệnh nhân cần chữa sớm để tránh vi khuẩn di cư sang họng và tấn công thanh quản. Với những người sử dụng giọng nói liên tục, cần uống nhiều nước để làm ẩm thanh quản, nên ngắt quãng khi nói để có thời gian cho thanh quản nghỉ ngơi. Nếu bị viêm thanh quản kéo dài, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng, để bác sĩ khám và tư vấn điều trị.

Để phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, trước tiên cần cho thanh quản nghỉ ngơi, tránh nói to, nói nhiều; xông hơi, uống nước ấm pha chanh hoặc mật ong. Khi bị viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, cần ngưng hút thuốc lá và uống rượu, giữ ấm cổ ngay cả khi thời tiết không lạnh.

Có thể sử dụng các sản phẩm chứa thảo dược như rẻ quạt (vị thuốc dân gian được sử dụng rất hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh về họng) kết hợp với một số dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, cây sói rừng… để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng do phải nói nhiều.