Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Phòng tránh nguy hiểm cho trẻ từ vật dụng trong nhà

Xây dựng ngôi nhà an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, cha mẹ cần phải rất quan tâm, chú ý. Những thiết bị, đồ vật không được sắp xếp gọn gàng, cố định chắc chắn có thể là mối nguy hiểm tiềm tàng với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ mới biết đi.

Khi bắt đầu học bò, tập đi rồi biết đi chập chững, trẻ luôn muốn tự khám phá môi trường xung quanh, tuy nhiên đây cũng là thời điểm rất nhiều trẻ bị tai nạn thương tích từ những vật dụng quen thuộc ngay trong chính ngôi nhà của mình. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần chú ý theo sát trẻ, không được chủ quan, lơ là dù chỉ vài phút. 

Trong thực tế đã có không ít trẻ bị tai nạn khi bị kẹt tay, chân vào cánh cửa, ngăn tủ; bị kệ, tủ đổ vào người; rèm, dây rèm cuốn; chấn thương khi va phải canh sắc nhọn của bàn, ghế…

Có thể nói, tất cả những tai nạn do những đồ vật trong nhà gây ra cho trẻ chúng ta đều có thể phòng ngừa được. Để đảm bảo an toàn, cha mẹ hãy tham khảo một số cách bảo vệ trẻ tránh nguy hiểm từ vật dụng trong nhà:

Khoá tủ quần áo khi không dùng

Trẻ rất ưa khám phá nên nếu cha mẹ, người chăm sóc không để ý khóa tủ quần áo thì trẻ có thể dễ dàng mở được cửa tủ quần áo, nhất là cửa ở dạng trượt ra trượt vào. Có trẻ còn rất thích thú khi mở tủ quần áo vào leo trèo ngồi vào đó tìm đồ chơi, thậm chí nghịch lôi hết quần áo ra. Điều cũng rất nguy hiểm nếu không may mắc kẹt và cha mẹ không phát hiện kịp thời.

Cố định kệ, tủ, giá sách chắc chắn

Các chuyên gia khuyên, các bậc phụ huynh nên cố định chắc chắn tủ quần áo, giá sách và nhiều đồ đạc nặng khác trong phòng để tránnh trường hợp rơi đổ vào người khi trẻ nghịch, đánh đu vào tủ, thích leo trèo lên đồ nội thất trong phòng.

Đối với trẻ mới biết đi, cha mẹ cần chú ý đặc biệt tới căn phòng của trẻ, vì trẻ thường dành nhiều thời gian ở đó, đôi khi không có sự giám sát của người lớn.

Che ổ điện

Ổ điện thường lắp ở vị trí thấp trong khi trẻ nhỏ luôn tò mò về mọi thứ mới lạ. Để an toàn, phòng ngừa tai nạn điện giật,ác gia đình nên đậy nắp những ổ cắm điện khi không sử dụng để ngăn trẻ đưa ngón tay hoặc vật dẫn điện vào.

Các cạnh bàn sắc nhọn cần được bọc để tráng gây thương tích cho trẻ. Ảnh minh họa KT

Các cạnh bàn sắc nhọn cần được bọc để tráng gây thương tích cho trẻ. Ảnh minh họa KT

Bọc mút các cạnh nhọn

Những đồ vật có cạnh sắc nhọn ở trong nhà như cạnh bàn, ghế, giường, tủ... cực kỳ nguy hiểm cho trẻ, vì chúng có thể khiến các bé bị chấn thương nặng. Để phòng tránh trường hợp trẻ vô tình va chạm, ngã vào gây thương tích, với những cạnh sắc nhọn như trên, phụ huynh có thể mua những sản phẩm đã được thiết kế sẵn để bao bọc, bịt lại.

Đặt nôi/cũi ở nơi an toàn

Cha mẹ thường đặt trẻ vào trong nôi, cũi khi phải bận làm việc nhà. Do vậy, sẽ có những khoảng thời gian cha mẹ không để mắt được đến con.

Các chuyên gia khuyên, cha mẹ nên đặt nôi cách xa ổ điện; đặt ở nơi không có dây điện, dây nối ở phía trên. Đặc biệt, trong nôi trẻ tuyệt đối không đặt nhiều thú nhồi bông hoặc các sản phẩm mềm khác trong nôi vì chúng có thể gây ra tình trạng ngạt thở. Nên lựa chọn loại gối, thảm, đệm trong nôi/cũi không quá mềm, vì chúng cũng không an toàn với trẻ.

Chọn rèm không dây

Dây trên rèm có nguy cơ cuốn vào người trẻ, nguy hiểm hơn là vào cổ, bóp nghẹt đường thở. Nếu có thể, cha mẹ nên chọn loại rèm không dây.

Bên cạnh đó cũng không nên đặt cũi, nôi của trẻ ở gần cửa sổ, gần các loại rèm trong nhà vì trẻ có thể bị mắc kẹt trong dây cuốn hay rèm.

Khóa các ngăn kéo khi không sử dụng

Ngăn kéo tủ hay để những món đồ có kích thước nhỏ hoặc thuốc, mỹ phẩm, chất tẩy rửa... Vì vậy, cha mẹ nên khoá chắc chắn các ngăn kéo để trẻ không thể tự mở ra và chui vào làm lộn xộn, nguy hiểm hơn là bị ngộ độc các loạithuốc, mỹ phẩm hay hóc sặc khi nuốt phải những đồ có kích thước nhỏ.

Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, các của sổ trong nahf cần có chấn song chắc chắn. Ảnh Lê Thúy

Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, các của sổ trong nahf cần có chấn song chắc chắn. Ảnh Lê Thúy

Làm cửa sổ có chấn song hoặc lưới bảo vệ

Những cửa sổ không có chấn song hay lưới bảo vệ là nơi cực kì nguy hiểm cho bé mà các cha mẹ đôi khi vô tình bỏ qua. Vì vậy để an toàn cho con, với bất kì cửa sổ nào, cha mẹ cũng nên lắp đặt chấn song/lưới bảo vệ. Bởi ngay với cửa sổ thông gió, tuy bé với người lớn nhưng lại không hề nhỏ với trẻ.

Bên cạnh đó, cũng nên kiểm tra xem các thanh chắn lan can cầu thang, đảm bảo không quá rộng vì trẻ có thể chui qua và ngã xuống đất. Tốt nhất là cha mẹ nên có cửa ngăn ở các đầu cầu thang để ngăn trẻ đi lên cầu thang, tránh tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra.

Luôn khóa, chốt cửa ra ban công, hành lang

Các cửa ra ban công, hành lang luôn được khóa chốt cẩn thận, phòng tránh trường hợp trẻ nhơ leo, trèo lên gây ngã.

Đậy kín hoặc đổ hết nước các dụng cụ chứa

Chỉ cần một chậu, một xô nước nhỏ trong nhà vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân gây ngạt nước cho trẻ. Vì vậy, nếu nhà có trẻ nhỏ, người lớn luôn chú ý khóa của nhà vệ sinh khi không sử dụng. Tuyệt đối không chứa nước vào các xô, chậu.