Chị Phạm Thị Liên, một phụ huynh có con học tại trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway sáng nay (7/8) nói với VietNamNet: "Tôi không thể nào và chưa thể nào hình dung ra có sự việc trên xảy ra. Chúng tôi vẫn chưa rõ nguyên nhân, nhưng cá nhân tôi rất bất ngờ và không thể tưởng tượng nổi. Tôi cũng không hiểu người đưa đón học sinh này là ở bên phía dịch vụ nhà trường thuê hay do nhà trưởng tuyển dụng vào. Điều này cần được làm rõ. Trước đó, nhà trường có trao đổi với gia đình học sinh rất nghiêm túc".
Học sinh trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway trong buổi tới trường sáng 7/8. Ảnh: Phạm Hải |
Chị Liên trực tiếp đưa con đi học, không sử dụng dịch vụ của nhà trường. Trước khi học sinh tựutrường, học sinh đã được nhà trường gửi email thông tin chi tiết về dịch vụ đưa đón học sinn. Ai muốn lựa chọn thì đăng ký đóng tiền chứ không có sự bắt ép.
"Sau vụ việc xảy ra, chắc chắn nhà trường phải xem lại quy trình một cách chặt chẽ hơn bởi để vụ việc như vậy xảy ra là không thể chấp nhận được. Dịch vụ đưa đón cần phải được thay đổi chặt chẽ, nghiêm túc. Ví dụ nếu kiểm tra thấy học sinh không đến học phải báo ngay cho phụ huynh ngay lập tức, không được chậm trễ"- chị Liên phản ánh.
Chị Liên cũng phỏng đoán do lượng học sinh năm nay đông hơn, do vậy khâu tổ chức cũng đang lỏng lẻo so với các năm trước.
"Tôi cho rằng trách nhiệm của nhà trường trong sự việc này là vô cùng lớn".
Khi đươc hỏi về quy trình đưa đón học sinh, chị Liên cũng cho biết quy trình của nhà trường là khép kín, phụ huynh không được liên hệ hay biết được liên lạc với giáo viên. Ngoài ra, còn có một bộ phận kiểm tra của từng lớp. Phòng hành chính sẽ là người liên hệ trực tiếp với phụ huynh chứ không phải giáo viên.
Cửa vào nghiêm ngặt. Ảnh: Phạm Hải |
Trước thông tin giáo viên quản lý danh sách học sinh nghỉ phép, chị Liên cho hay không thể để trường hợp đó xảy ra.
Một phụ huynh khác sáng nay cũng cho biết thêm: Dù vị giáo viên này có nghỉ phép thì cũng không để trường hợp như vậy xảy ra. Lỗi đầu tiên phải nhắc đến là tình trạng xe buýt. Gia đình chị đưa đon con hàng ngày do bé năm nay bắt đầu vào lớp 1, dự kiến sau này mới sử dụng dịch vụ xe đưa đón. Đến thời điểm hiện tại gia đình chị và các phụ huynh đều mong muốn nhà trường phải nâng cao việc kiểm tra sỹ số học sinh, đôn đốc trong quá trình đưa đón con lên xuống xe đến cùng.
Sáng 7/8, khá nhiều phóng viên có mặt tại cổng trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway. Trao đổi với VietNamNet, một số phụ huynh cho rằng đâ là sự việc không ai mong muốn xảy ra, nên mong được giải quyết nhanh để con cái họ yên ổn học hành
Theo giới thiệu trên website của nhà trường, Gateway do tập đoàn giáo dục Edufit đầu tư. Theo tìm kiếm từ khóa Edufit của Zing trên Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, kết quả trả về là hai pháp nhân tách biệt Công ty Cổ phần Giáo dục Edufit và Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufit. Hai doanh nghiệp này đều thành lập năm 2017 và do bà Trần Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1982, ngụ Hà Nội) làm CEO kiêm người đại diện theo pháp luật. Mục tiêu của Edufit tới năm 2025 là có 17 trường mầm non Quốc tế SMIS và phát triển Gateway thành một trong những trường song ngữ hàng đầu Việt Nam.
Có quy mô rộng và lịch sử phát triển , vụ việc bé trai lớp 1 bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường Gateway rồi tử vong đang khiến cộng đồng đặt nhiều nghi vấn với quy trình vận hành của trường quốc tế này.
Sáng 7/8, trường Gateway cho biết: "Chúng tôi đang rà soát và thiết lập lại toàn bộ quy trình liên quan đến mọi hoạt động của nhà trường và đưa ra những đối sách nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh nhà trường".
Theo Thúy Nga/VietnamNet