Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 60 đại biểu đến từ các cơ quan Chính phủ, xây dựng luật, đại diện Bộ Tư pháp, Liên Hợp quốc và các tổ chức xã hội dân sự.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Trong khi nhu cầu gia tăng cho một khung pháp lý có thể bảo vệ những quyền cơ bản, phụ nữ ở Việt Nam còn gặp phải nhiều hạn chế trong việc tiếp cận công lý. Thực trạng của phụ nữ trong hệ thống pháp lý hình sự, không có nhiều nạn nhân của bạo lực gia đình được tiếp cận hỗ trợ pháp lý, và có đến 77% các trường hợp không trình báo tới các cơ quan chức năng liên quan.
Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận hỗ trợ pháp lý không chỉ là mối quan tâm của một số các nhóm đối tượng như các nạn nhân của bạo lực gia đình; những phụ nữ sinh sống tại nông thôn với quyền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi các định kiến giới trong việc phân chia đất và các tài sản khác; và nhóm phụ nữ chung sống với HIV thường phải đối mặt với sự kì thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế. Trong Luật Hỗ trợ pháp lý hiện tại, những nhóm phụ nữ nêu trên mặc dù rất cần hỗ trợ về pháp lý lại không có khả năng tiếp cận những trợ giúp cần thiết.
Chính sách hiện tại vẫn chưa chú ý tới sự bất bình đẳng giới cũng như việc nhiều phụ nữ không có khả năng tiếp cận tới nguồn kinh tế trong gia đình, trong khi các hỗ trợ pháp lý chưa đề cập giải quyết các vấn đề về thu nhập gia đình.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Shoko Ishikawa, Trưởng Đại Diện UN Women tại Việt Nam cho biết, với Luật Hỗ trợ pháp lý ra đời năm 2006, việc sửa đổi bộ luật này mang lại nhiều cơ hội để giải quyết những lỗ hổng trong khung luật pháp về việc trợ giúp pháp lý; từ đó có thể nâng cao khả năng tiếp cận công lý ở Việt Nam.
Bà Shoko Ishikawa, Trưởng Đại Diện UN Women tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.
“Nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam áp dụng phương pháp thẩm tra khả năng tài chính để nhận biết mức độ tiếp nhận trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, còn nhiều trường hợp, như: Bạo lực gia đình hay khi người phụ nữ không có quyền tiếp cận thu nhập trong gia đình một cách bình đẳng, việc tính toán mức thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình sẽ ảnh hưởng và cản trở quyền tiếp cận hỗ trợ pháp lý để đạt được công lý của phụ nữ” – bà Shoko Ishikawa nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu ra những thách thức và khuyến nghị chính để nâng cao quyền tiếp cận công lý của phụ nữ tại Việt Nam, nhấn mạnh việc sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ các dự án hiệu quả trên thế giới.
Đa số đại biểu cho rằng để một hệ thống tư pháp có thể đáp ứng được những trách nhiệm về nhân quyền quốc tế ở Việt Nam, cần đảm bảo rằng tất cả mọi người, bất kể giới tính hay tình hình kinh tế, đều có khả năng tiếp cận tới toà án để được bảo vệ quyền lợi (quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội hay văn hoá). Những quyền này bao gồm quyền tiếp cận nhà cửa, được trợ cấp cơ bản và các nhu cầu khác cho người dân Việt Nam, cả phụ nữ lẫn nam giới, trẻ em cũng như người dân tộc thiểu số.
Các đại biểu tham dự hội thảo.