Chưa giải quyết dứt điểm
Đầu tháng 8/2016, TAND TP. Hồ Chí Minh đã triệu tập đại diện Tổng Công ty bảo hiểm dầu khí PVI cũng được triệu tập tới phiên tòa xét xử "đại án" gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng xây Dựng do Phạm Công Danh lãnh đạo. Phạm Công Danh đồng thời cũng là lãnh đạo Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh.
Tại tòa, phía PVI cho biết năm 2011 đã ký hợp đồng tài chính với Thiên Thanh, Thiên Thanh thế chấp cho PVI 3 bất động sản trị giá 450 tỷ đồng trong vòng một năm. Do tình hình không khả quan nên sau đó đã chuyển nhượng toàn bộ tài sản. Đến 2014, vụ án bị khởi tố, toàn bộ tài sản bị kê biên. PVI và Thiên Thanh đề nghị hủy bỏ kê biên để tiếp tục thực hiện thỏa thuận, mọi vấn đề khác đã giải quyết xong.
Cụ thể, khoản hợp tác đầu tư ngắn hạn với Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (Thiên Thanh Group) có giá trị là 450 tỷ đồng tại 2 hợp đồng: Hợp đồng số 4/2011/HTĐT/PVI đầu tư 150 tỷ đồng với mục đích hợp tác kinh doanh khách sạn Green Plaza và hợp đồng số 06/2011/HTĐT/PVI đầu tư 300 tỷ đồng với mục đích kinh doanh cho thuê mặt bằng.
“Bởi lẽ có sự thế chấp như vậy là để đảm bảo cho việc trong trường hợp hợp tác kinh doanh không có hiệu quả thì Tập đoạn Thiên Thanh vẫn phải có nghĩa vụ trả lại số tiền gốc cho PVI và lợi nhuận hợp tác. Trong trường hợp Phạm Công Danh không trả được, thì hai tài sản đó PVI được quyền thu hồi hoặc bán để làm sao số tiền bỏ ra có thể quay về” - đại diện PVI nói.
Trụ sở chính PVI.
Tuy nhiên, báo cáo của Ban kiểm soát nội bộ PVN (công ty mẹ của PVI), ngày 29/7/2016, cho biết trong tổng số 450 tỷ với 2 hợp đồng hợp tác với công ty của ông Phạm Công Danh thì hiện tại PVI mới giải quyết dứt điểm được 150 tỷ đồng với dự án đầu tư kinh doanh khách sạn Green Plaza, 300 tỷ đồng còn lại PVI vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.
Cổ đông và dư luận băn khoăn trong bối cảnh VNCB đang dính lùm xùm, Phạm Công Danh là bị cáo trong quá trình tố tụng kéo dài thì số tiền sẽ giải quyết như thế nào?
Ngoài ra, theo báo cáo của Ban kiểm soát nội bộ, PVI cũng ủy thác cho vay với SHB 100 tỷ đồng; ủy thác cho Công ty tài chính Cổ phần Sông Đà 100 tỷ đồng; PVI còn một khoản đầu tư cổ phiếu OTC với tổng giá trị 107 tỷ đồng… nhưng chưa rõ hiệu quả thế nào.
Không nên tính 'ngón tay'
Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT PVI, khẳng định với báo chí đánh giá hiệu quả đầu tư phải tính trên tổng thể chứ không nên tính trên từng “ngón tay”. Xét về tổng thể vốn điều lệ của PVI chỉ 2.300 tỷ nhưng trên sổ sánh hiện nay vốn chủ sở hữu gần 7.000 tỷ đồng, tức là gần gấp 3 lần vốn điều lệ rồi.
“Chúng tôi không giỏi thì làm sao làm ra lợi nhuận như vậy được. Nhà nước bỏ ra 35% của 2.300 tỷ tương đương khoảng 800 tỷ và giờ Nhà nước thu về ít nhất 2.000 tỷ thì còn gì phải hỏi. Tại sao lợi nhuận của PVI lớn như thế. Dự kiến, tháng 9 này sẽ trả 20% cổ tức của năm 2015”, ông Tuấn phân trần.
Ông Tuấn đưa ra thêm dẫn chứng, báo cáo ài chính 6 tháng đầu năm của PVI cho biết tổng doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm là 4,602 tỉ đồng, đạt 106 % kế hoạch 6 tháng tương đương 51% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 193,7 tỉ đồng, đạt 101 % kế hoạch 6 tháng. Tổng tài sản hợp nhất tại ngày 30/6/2016 đạt 16,857 tỉ đồng.
Tổng doanh thu đạt 306,42 tỉ đồng đạt 118% kế hoạch 6 tháng tương đương 50% kế hoạch năm 2016; Lợi nhuận đạt 144 tỉ đồng, đạt 138% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2016.