Theo đó, các nạn nhân được xác định gồm: Trương Văn Nhất (SN 1996), Triệu Văn Bách (SN 1982), đều trú tại thôn Cam 1, xã Cam Cọn, Bảo Yên; Bàn Văn Nhung (SN 1996), Bàn Văn Lợi (SN 1999), Bàn Văn Ngân (SN 1999) cả ba đều trú tại thôn Ca 3, xã Cam Cọn, Bảo Yên; Hoàng Văn Từ (SN 1976), trú tại xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; Nông Văn Ngao (SN 1965), trú tại Ngân Sơn, Bắc Cạn); Phạm Văn Tự (SN 1977) ở xã Mỹ Tâm, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) và Phạm Văn Thực (quê Bảo Thắng, Lào Cai).
Hai người mất tích được xác định gồm Mất tích Lục Thị Chiến (vợ ông Ngao); Nguyễn Văn Huynh, quê Thái Nguyên.
Một lán vàng bị sập.
Các nạn nhân nói trên đều được ông Phạm Văn Hoàng, Giám đốc điều hành chi nhánh Công ty cổ phần Nhẫn tại Lào Cai xác nhận, đó là người của công ty mình. Trước đó, ông Hoàng khẳng định công ty chỉ có 2 nạn nhân tử vong và 4 người bị thương.
Điều đáng nói là tất cả danh tính những nạn nhân (ngoại trừ Hoàng Văn Từ và Phạm Văn Tự được công bố từ đầu) đều được phóng viên phản ánh, sau đó các cơ quan chức năng của Lào Cai mới vào cuộc xác minh và thừa nhận.
Thực tế thì, con số đó vẫn là chưa đủ, bởi quá trình tìm hiểu và xác minh của PV thì còn ít nhất 2 nạn nhân là: Phạm Văn Chức (19 tuổi, quê Thanh Hoá) và Hoàng Văn Hưng (28 tuổi, quê Bắc Cạn) đã tử vong trong trận lũ lịch sử tối 19/8, tại bãi vàng Mà Sa Phìn.
Trước đó, ngày 258, tại cuộc họp sau chuyến thị sát Mà Sa Phìn, ông Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh: “Quan điểm của tỉnh là không né tránh, không che giấu mà sẽ thông tin chính xác, khách quan về số người thiệt mạng. Tuy nhiên, việc công khai thì phải chờ các cơ quan chức năng xác định rõ danh tính, địa chỉ. Mạng người chứ không thể đùa được, không thể giấu được”.