Anh Dương Ly, một công nhân của công ty Quốc Anh buồn rầu vì chưa biết đi về đâu sau khi cả nhà chủ bị sát hại - Ảnh: Tiểu Thiên
Trong hai ngày 14 và 15.7, trên 170 công nhân đã được chi trả lương từ số tiền 1,7 tỉ đồng còn lại trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi, giám đốc công ty) đã chết trong vụ thảm sát ở X.Minh Hưng (H.Chơn Thành, Bình Phước).
Ông Chính cho biết đa số công nhân là người địa phương và từ miền Tây lên làm cho công ty Quốc Anh do ông Mỹ làm chủ. Chỉ có 13 công nhân được giữ lại để dọn dẹp vệ sinh nhà xưởng trong vài ngày, xong rồi cũng phải nghỉ.
Ông Chính cho biết đa số công nhân là người địa phương và từ miền Tây lên làm cho công ty Quốc Anh do ông Mỹ làm chủ. Chỉ có 13 công nhân được giữ lại để dọn dẹp vệ sinh nhà xưởng trong vài ngày, xong rồi cũng phải nghỉ.
|
Sau khi vụ thảm sát xảy ra, công ty Quốc Anh đã ngừng hoạt động từ ngày 7.7. Ông Chính nói: “Đã mấy ngày rồi, công nhân chúng tôi khóc cạn nước mắt vì tiếc thương ông bà chủ, phần ngậm ngùi vì không biết sau này sẽ đi đâu, về đâu”.
Ông Chính cho biết, đến 9 giờ tối qua 15.7, còn nhiều công nhân vẫn lưu lại trong xưởng, quyến luyến chưa muốn rời và cũng để thắp nén nhang cho ông Mỹ lần cuối trước khi họ rời công ty.
“Công nhân khóc nhiều lắm, vì tôi làm quản đốc ở đây từ khi thành lập công ty nên khi công nhân phải nghỉ việc họ xúm lại quanh tôi hỏi xem có công việc gì không để cho họ đi theo làm”, ông Chính kể.
“Sau khi nhận lương, ngày 16.7, tôi cũng xin nghỉ, trước mắt tôi sẽ nghỉ ngơi một thời gian để bình tâm lại. Tôi có hứa với một số công nhân nếu có chỗ nào nhận tôi đi làm lại, tôi sẽ xin giúp cho họ cùng làm”, ông Chính nói thêm.
Trao đổi với Thanh Niên Online, anh Trần Văn Dũng (46 tuổi, công nhân xưởng cưa) cho biết anh đã làm việc ở công ty Quốc Anh gần 5 năm. Vợ anh Dũng trước đây cùng làm trong công ty nhưng do bị máy cưa cắt đứt cánh tay phải (sau đó đi nối lại được) đến nay vẫn nghỉ ở nhà chưa đi làm được.
Bản thân anh Dũng vào sáng ngày 6.7, trong lúc làm việc tại công ty Quốc Anh cũng bị máy cưa cắt vào ngón tay, mất một mảnh xương, hiện vẫn chưa đi làm. “Sau khi công ty Quốc Anh ngừng hoạt động tôi không biết phải tìm kiếm công việc gì để làm cho phù hợp, nuôi gia đình. Hai con tôi còn nhỏ, vợ bị tai nạn lao động như vậy không làm được còn tôi là lao động chính trong nhà”, anh Dũng rầu rĩ.
“Công nhân khóc nhiều lắm, vì tôi làm quản đốc ở đây từ khi thành lập công ty nên khi công nhân phải nghỉ việc họ xúm lại quanh tôi hỏi xem có công việc gì không để cho họ đi theo làm”, ông Chính kể.
“Sau khi nhận lương, ngày 16.7, tôi cũng xin nghỉ, trước mắt tôi sẽ nghỉ ngơi một thời gian để bình tâm lại. Tôi có hứa với một số công nhân nếu có chỗ nào nhận tôi đi làm lại, tôi sẽ xin giúp cho họ cùng làm”, ông Chính nói thêm.
Trao đổi với Thanh Niên Online, anh Trần Văn Dũng (46 tuổi, công nhân xưởng cưa) cho biết anh đã làm việc ở công ty Quốc Anh gần 5 năm. Vợ anh Dũng trước đây cùng làm trong công ty nhưng do bị máy cưa cắt đứt cánh tay phải (sau đó đi nối lại được) đến nay vẫn nghỉ ở nhà chưa đi làm được.
Bản thân anh Dũng vào sáng ngày 6.7, trong lúc làm việc tại công ty Quốc Anh cũng bị máy cưa cắt vào ngón tay, mất một mảnh xương, hiện vẫn chưa đi làm. “Sau khi công ty Quốc Anh ngừng hoạt động tôi không biết phải tìm kiếm công việc gì để làm cho phù hợp, nuôi gia đình. Hai con tôi còn nhỏ, vợ bị tai nạn lao động như vậy không làm được còn tôi là lao động chính trong nhà”, anh Dũng rầu rĩ.
Những công nhân của công ty Quốc Anh hoang mang sau khi phát hiện gia đình ông chủ bị sát hại - Ảnh: Hữu Thành
Công nhân Trần Tiến Nam (29 tuổi, ngụ Tây Ninh) cho hay, anh làm ở xưởng gỗ của Công ty Quốc Anh hơn 10 năm nay. “Đang có chỗ làm ổn định, nếu duy trì được đến cuối năm sẽ được khoản tiền thưởng từ khoảng 13 - 15 triệu, bỗng nhiên xảy ra tai họa…”, anh Nam chia sẻ.
Còn công nhân Vũ Văn Hải (25 tuổi, ngụ H.Hớn Quản, Bình Phước) cho biết: “Tôi làm ở Quốc Anh lương tháng được khoảng 6 triệu, giờ mất việc nên cuộc sống cũng rất khó khăn, phải xin làm đủ thứ việc để sống lay lất qua ngày. Đang làm ổn định, có nghề cưa xẻ trong tay mà giờ phải đi làm những việc tay trái nên không được thuận lợi và thoải mái cho lắm”.
Anh Phạm Minh Tiến (35 tuổi, ngụ H. Chơn Thành, Bình Phước) cho biết: “ Phía công ty Quốc Anh có thông báo nếu anh em công nhân nào còn muốn làm thì nhận sang 2 xưởng gỗ của em bà Nga ngay bên cạnh, số lượng tiếp nhận được khoảng 40 người. Còn khoảng 120 người nữa thì phải đi xin việc nơi khác làm. Họ nói khoảng nửa năm nữa mới khôi phục lại xưởng gỗ Quốc Anh, nhưng tôi nghĩ khó mà khôi phục để làm lại được nữa”.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Võ Văn Mãng, Giám đốc Sở LĐ-TBXH Bình Phước, cho biết đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội để giải quyết các chế độ theo quy định như bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân ở công ty Quốc Anh. Ông Mãng khẳng định, Sở LĐ-TBXH sẵn sàng hỗ trợ để tìm việc làm mới cho công nhân.
Còn công nhân Vũ Văn Hải (25 tuổi, ngụ H.Hớn Quản, Bình Phước) cho biết: “Tôi làm ở Quốc Anh lương tháng được khoảng 6 triệu, giờ mất việc nên cuộc sống cũng rất khó khăn, phải xin làm đủ thứ việc để sống lay lất qua ngày. Đang làm ổn định, có nghề cưa xẻ trong tay mà giờ phải đi làm những việc tay trái nên không được thuận lợi và thoải mái cho lắm”.
Anh Phạm Minh Tiến (35 tuổi, ngụ H. Chơn Thành, Bình Phước) cho biết: “ Phía công ty Quốc Anh có thông báo nếu anh em công nhân nào còn muốn làm thì nhận sang 2 xưởng gỗ của em bà Nga ngay bên cạnh, số lượng tiếp nhận được khoảng 40 người. Còn khoảng 120 người nữa thì phải đi xin việc nơi khác làm. Họ nói khoảng nửa năm nữa mới khôi phục lại xưởng gỗ Quốc Anh, nhưng tôi nghĩ khó mà khôi phục để làm lại được nữa”.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Võ Văn Mãng, Giám đốc Sở LĐ-TBXH Bình Phước, cho biết đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội để giải quyết các chế độ theo quy định như bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân ở công ty Quốc Anh. Ông Mãng khẳng định, Sở LĐ-TBXH sẵn sàng hỗ trợ để tìm việc làm mới cho công nhân.