Xuất khẩu lao động thuyền viên dễ đi, lương cao, chi phí thấp.
Lực lượng lao động phổ thông tại các vùng ven biển Việt Nam có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài, thay cho việc đăng ký đi làm việc trong các nhà máy, công xưởng nhiều lao động đã đăng ký đi làm thuyền viên trên tàu cá Đài Loan. Lý do đăng ký đi làm thuyền viên: Họ có tay nghề, mức lương cao, ổn định, chi phí thấp, thủ tục xuất cảnh nhanh gọn. Nếu sức khỏe đủ tiêu chuẩn, khi đã đăng ký là chắc chắn được xuất cảnh.
Qua tìm hiểu và khảo sát của Phóng viên trên bảng lương người nhà thuyền viên nhận tại Trung tâm Đào tạo XKLĐ và Du lịch SERVICO HANOI: Thuyền viên xa bờ mới đi lần đầu có thu nhập trung bình 450 -500 USD/tháng, đi lại lần 2 thu nhập 500 – 550USD/ tháng. Tùy từng loại tàu đánh cá lớn nhỏ, nhóm thu nhập trung bình (chiếm tỷ lệ cao nhất) thường từ 600-800 USD/tháng, không ít thuyền viên có mức thu nhập cao trên 1.500USD/tháng. Đặc biệt như thuyền viên tàu cá xa bờ Đài Loan Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Cường ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh có mức lương cao tới 4.000USD/tháng, hiện đang đánh cá ở vùng biển Nam Phi.“Sở dĩ tôi có mức thu nhập cao là nhờ có thâm niên, có kinh nghiệm đi biển, hiểu biết và kiểm soát được mọi hoạt động trên tàu, nên được chủ tàu: ưa thích, tín nhiệm, đã cho tôi bảo lãnh hàng trăm người quen, thân cùng quê lên tàu làm việc. Ngoài ra, tôi còn thạo nghề sơ chế, bảo quản cá và hiểu biết về máy móc, trang thiết bị trên tàu nên những hư hỏng thông thường đều có thể sửa chữa được. Vì thế hơn một năm nay chủ tàu Đài Loan đã giao toàn bộ đội tàu đánh cá (15 chiếc) dung lượng 200 tấn/ 1 chiếc cho tôi quản lý, điều hành và thực hiện đánh bắt, nên ngoài mức lương 4.000 USD/ tháng, tôi còn được tính phần trăm (%) trên tổng sản lượng mà tàu đánh bắt được,vì thế thu nhập của tôi đạt hàng chục ngàn USD/ tháng", lao động Nguyễn Văn Tân nói.
Lao động thuyền viên Nguyễn văn Tân từ nhà riêng ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đang trao đổi với các thuyền viên tàu cá ở vùng biển Nam Mỹ bằng ĐT vệ tinh.
Ông Lê Công Đường Chủ tịch xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: hàng trăm lao động quê tôi được công ty SERVICO HÀ NỘI đưa đi XKLĐ làm thuyền viên tàu đánh cá Đài Loan (Trung Quốc), ngoài mức thu nhập khá cao và ổn định, đây cũng là cơ hội để người lao động ngư dân học hỏi, tiếp cận với phương pháp đánh bắt khoa học, hiện đại và cũng là cơ hội để nhiều lao động thuyền viên Việt Nam thể hiện mình, tạo uy tín trên các thị trường lao động Quốc tế, như thuyền viên Nguyễn văn Tân, Nguyễn văn Cường.
SERVICO HANOI khẳng định thương hiệu XKLĐ
Tham gia thị trường XKLĐ từ năm 1999. sau 18 năm hoạt động trên lĩnh vực XKLĐ Công ty SERVICO HANOI đã đưa được hàng chục ngàn lượt LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là thị trường Đài Loan. Những năm gần đây lĩnh vực XKLĐ có nhiều khó khăn, do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường XKLĐ và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu…Nhưng với công ty SERVICO HANOI số lượng lao động bay sang Đài Loan làm việc với nhiều ngành nghề: Điện tử, cơ khí may mặc, nhựa, chế biến thủy sản, thuyền viên...vẫn ổn định.
Cán bộ Trung tâm Đào tạo XKLĐ và Du lịch SERVICO HANOI trao đổi với lao động
Ông Nguyễn Đức Hoàn Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo XKLĐ và Du lịch SERVICO HANOI cho biết: Xuất khẩu lao động thuyền viên vẫn luôn là thế mạnh của Công ty. Từ tháng 11 năm 2015 Công ty được phép triển khai đưa thuyền viên Việt Nam sang làm việc trên các tàu đánh cá gần bờ ở Đài Loan. Qua 9 tháng thực hiện đã có hơn 300 lao động thuyền viên gần bờ xuất cảnh, so với công việc trên bờ (lao động làm việc trong công xưởng, nhà máy...) thì hàng tháng lao động thuyền viên không mất tiền ăn, ở, chí xuất cảnh 1.500USD, rẻ hơn nhiều so với lao động đi làm việc ở nhà máy, công xưởng, trong khi đó thời gian hợp đồng 3 năm và mức lương 20.008 Đài tệ/ tháng (tương đương 14 triệu VNĐ) là như nhau.
7 tháng đầu năm 2016 SERVICO HANOI đã đưa được gần 1000 lao động sang Đài Loan làm việc trong đó lao động công xưởng gần 500 người, thuyền viên gần bờ 270 lao động, thuyền viên xa bờ 150 lao động. Để có được những hợp đồng lao động thuyền viên, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với Hiệp hội Tàu cá Cao Hùng (Đài Loan). Nên số lượng lao động bay khá ổn định. Yêu cầu đối tác đặt ra với lao động thuyền viên không cao, do đặc thù làm việc theo những chuyến đi biển nên cần nhất là lao động có sức khỏe dẻo dai, quen nghề biển và có tố chất của người lao động trên biển. Vì vậy, với lao động đã quen đi biển đánh cá khi được tuyển dụng Công ty chỉ cần đào tạo thêm giáo dục định hướng; còn với lao động chỉ là dân miền biển, chưa có kinh nghiệp phải đào tạo chống say sóng, các bài tập thể lực… nhằm đảm bảo sức khỏe làm việc trên tàu.
Để đáp ứng nguồn lao động, hiện Công ty tuyển chọn lao động từ các vùng, miền có nghề đi biển truyền thống như Quảng Bình, Hà tĩnh, Nghệ An, Thanh hóa... Người lao động sau khi đăng ký với Công ty chỉ cần nộp hộ chiếu, lý lịch bản thân, xác nhận thân nhân tại địa phương và phiếu khám sức khỏe đủ điều kiện đi làm việc tại nước ngoài. Từ khi đăng ký đến lúc xuất cảnh người lao động không phải nộp bất cứ 1 khoản phí nào ngoài số tiền đặt cọc 5 triệu đồng. Công ty chỉ thu phí quản lý sau khi người lao động có quý lương đầu tiên được chủ tàu gửi về.
Lao động thuyền viên SERVICO HANOI trên tàu cá Đài Loan ở cảng Cao Hùng
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm Đào tạo XKLĐ và Du lịch SERVICO HA NOI cho biết: Hiện Hiệp hội tàu cá Cao Hùng liên tục gửi đơn hàng, nhu cầu tuyển lao động với số lượng lớn, nên để tuyển được nguồn, nhằm giảm thiểu chi phí, thời gian đi lại cho người lao động, Công ty đã áp dụng biện pháp: Tuyển dụng lao động tại địa phương, tổ chức đào tạo tại địa phương.
Nắm được nhu cầu cần người lao động cùng với sự tinh thông và tay nghề của lao động Việt Nam, nên Công ty đã nhiều lần đàm phán yêu cầu tăng lương cho lao động thuyền viên Việt Nam, đến nay mức lương cho thuyền viên tàu cá đã tăng từ 180USD/tháng lên 220USD/tháng và hiện nay 450 – 500USD/ tháng đối với lao động thuyền viên mới đi lần đầu; 500 – 550 USD/ tháng đối với thuyền viên cũ (thuyền viên đi lại lần thứ 2). Cũng vì nhu cầu cao nên khoảng 80% LĐ hết thời hạn về nước có nhu cầu làm thủ tục xin đi lại.
Lao động SERVICO HANOI làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay
Ông Nguyễn Mạnh Tường còn cho biết thêm: “Trong XKLĐ Công ty không chạy theo số lượng, làm ít nhưng chắc, chất lượng luôn là mục tiêu hàng đầu để duy trì và phát triển thương hiệu SERVICO HANOI, vì thế công tác giáo dục định hướng là yếu tố quyết định việc duy trì và giữ vững thị trường. Xác định được điều này SERVICO HANOI đã từng bước qui hoạch, xây dựng cơ sở đào tạo chính quy với nhiều trang thiết bị tốt, phù hợp với chuyên môn và ngành nghề đối tác nước ngoài cần, lao động của SERVICO HANOI được đào tạo chu đáo trước khi xuất cảnh, họ không chỉ được trang bị kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tay nghề, luật pháp, phong tục tập quán nước sở tại mà cả về thể lực để có đủ sức khỏe làm việc, nên những lao động của SERVICO HANOI dù phải một mình ra nước ngoài, nhất là thuyền viên tàu cá xa bờ phải đi quá cảnh qua nhiều nước để đến được với tàu đang đánh cá ở ngoài khơi khu vực Châu Mỹ, Châu Phi nhưng họ vẫn vững tâm vì đã được đào tạo bài bản, được trang bị kiến thức đầy đủ, chu đáo. Đó chính là thế mạnh đồng thời cũng là nguyên nhân khiến SERVICO HANOI ít gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh”.
Nhiều ngôi nhà đẹp ở Xóm Tam hải 2 xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng từ nguồn thu nhập từ XKLĐ của lao động thuyền viên của SERVICO HANOI đưa đi.
18 năm qua SERVICO HANOI đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực XKLĐ, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều gia đình, đặc biệt là với những ngư dân vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Nhờ tham gia xuất khẩu lao động - đi làm việc ở Đài Loan mà nhiều gia đình Việt Nam đã có điều kiện cải thiện cuộc sống. Nhiều lao động sau khi hết hạn hợp đồng không chỉ tiếp tục quay lại thị trường này đến lần thứ 3, thứ 4 mà còn giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng sang Đài Loan làm việc.
Với hàng ngàn lao động được đào tạo bài bản đã ra nước ngoài làm việc, SERVICO HANOI đã là một thương hiệu uy tín trong “làng” XKLĐ của Việt Nam, góp phần đáng kể tạo nên uy tín của lao động Việt Nam trên các thị trường Quốc tế và góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho Quốc gia.