Lãnh đạo Sở LĐ –TB & XH tỉnh Sóc Trăng cho biết, đào tạo nghề theo hướng liên kết với các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dạy nghề , theo hình thức kèm cặp truyền nghề đang phát huy hiệu quả. Người lao động khi được học nghề, truyền nghề trực tiếp từ các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất đều được đào tạo những nghề thiết thực. Chính vì thế đều đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động , nên tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm cao. Riêng đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp thì trên 90% lao động nông thôn có việc làm, hoặc tự tạo được việc làm tại gia.
Lao động học nghề và làm việc tại cơ sở may
Đội ngũ lao động qua đào tạo nghề ở tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay số lao động được đào tạo nghề hàng năm chủ yếu là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiến trên 95%), phục vụ cho giải quyết việc làm tại chỗ là chính. Thực tế chất lượng một số nghề sau đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu công việc, nên cũng gặp khó khăn trong cung ứng giới thiệu việc làm. Theo lãnh đạo Sở LĐ – TB & XH, từ 3013 trở lại đây, hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chủ yếu tập trung vào những xã xây dựng nông thôn mới.Lao động học nghề và làm việc tại cơ sở chế biến hải sản
Hiện nay, những người lao động, nhất là lao động ở vùng nông thôn có 2 xu hướng lựa chọn học nghề và tạo việc làm. Đó là muốn được học những nghề thiết thực để có việc làm tại địa phương và học nghề theo đơn đặt hàng của một doanh nghiệp nào đó để có việc làm ổn định bền vững lâu dài. Trong đó xu hướng học nghề và giải quyết việc làm theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp chiếm số đông hiện nay. Từ nhu cầu thực tế này, từ năm 2013, trong công tác lao động, việc làm ngành cố gắng tìm “đầu ra” bằng cách ký hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đây được xem là một trong những giải pháp rất thiết thực, hiệu quả giải quyết cả “đầu vào” và “đầu ra” theo hướng bền vững.
Theo kế hoạch, mỗi năm, Sóc Trăng phấn đấu giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, trong đó 70% lao động được đào tạo nghề. Để chuyển đổi cơ cấu nghề phi nông nghiệp, tỉnh sẽ có những chính sách thiết thực khuyến khích những đối tượng lao động dưới 30 tuổi học nghề theo hướng ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp để đi làm việc ở các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Lao động học nghề và làm việc tại cơ sở đan đát
Đối với những lao động trên 30 tuổi và không có điều kiện đi làm việc ở xa, thì sau khi đào tạo nghề, các ngành chức năng sẽ tạo điều kiện cho họ được vay vốn ưu đãi từ Qũy quốc gia giải quyết việc làm để học tự tạo việc làm, phát triển sản xuất tại địa phương. Đó là những hướng đi thiết thực nhằm góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.