Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo chiếm tỷ lệ cao là do nhiều hộ không có đất, hoặc thiếu đất sản sản xuất, đất ở và tập quán canh tác lạc hậu thiếu sự kiến thức khoa học, kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi. Trước thực trạng ấy, cùng với chính sách của Trung ương quan tâm đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, MTTQ các cấp trong tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền đối với công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer; triển khai đề án: “Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong vùng có đồng bào dân tộc, tôn giáo”, triển khai kế hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc đến năm 2015 và nhiều hoạt động khác.
Để giúp bà con nông dân đồng bào dân tộc Khmer vươn lên thoát nghèo và làm giàu ngay tại quê hương mình, Trung tâm Khuyến nông – lâm – ngư tỉnh đã chủ động đưa cán bộ chuyên môn về tận phum, sóc mở các lớp tập huấn. chỉ dẫn bà con cách chọn cây, con giống, chăm sóc, phòng trừ sâu, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi…Nhờ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Toàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình làm ăn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh, mang lại thu nhập đạt từ 70 – 80 triệu đồng/ha/năm. Từ đó bà con Khmer đã triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, biết áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật (KHKT) trong nuôi trồng thủy sản, chăm nuôi gia súc, gia cầm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống
.
Một hộ Khmer áp dụng kỹ thuật chăm sóc bò vỗ béo
Không chỉ giúp phát triển sản xuất, các cấp ủy Đảng, chính quyền còn thông qua các Chương trình 134, 135 đầu tư cho 54 xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc xây dựng hàng trăm công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ và nâng cấp hàng trăm km đường giao thông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào Khmer.
Đến nay 15 xã đặc biệt khó khăn đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu chương trình đề ra; 100% xã đặc biệt khó khăn đã có trường THCS và trạm y tế. Đặc biệt tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống trường học, với 7 trường dân tộc nội trú đáng ứng nhu cầu ăn ở, học tập cho con em đồng bào dân tộc Khmer theo học. Toàn tỉnh hiện có 160 trường học dạy tiếng Việt – Khmer; tỉnh đã tuyển cử hàng trăm em vào học cao đẳng và đại học; đã hỗ hàng chục tỷ đồng cho hàng chục ngàn lượt học sinh nghèo vượt khó trong học tập, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo đồng bào dân tộc Khmer. Các lễ hội theo phong tục tập quán và lễ hội tôn giáo của đồng bào Khmer đều được tổ chức theo nghi thức cổ truyền, phù hợp với điều kiện kinh tế, vă văn hóa xã hội đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào
.
Trường dân tộc nội trú Huỳnh Cương khai giảng
Để giúp đồng bào dân tộc Khmer thoát nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Sóc Trăng đã, đang tiếp tục đẩy mạnh lồng ghép đồng bộ các chương trình, dự án giảm nghèo hiệu quả, gắn với sự phát triễn kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.