Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Stress tăng nguy cơ sảy thai

Hãy trang bị những kiến thức đơn giản để mẹ bầu cùng thai nhi trải nghiệm 9 tháng thai kỳ thật ngọt ngào và an toàn.

Giải tỏa stress
Stress là đầu mối gây nên nhiều rắc rối với sức khỏe nói chung, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có ý định mang thai hoặc đang trong giai đoạn mang bầu.
Theo một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị thường niên của Hội nghiên cứu Nhi khoa Hoa Kỳ ở Boston thì những trẻ sơ sinh có mẹ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kỳ tăng nguy cơ có nồng độ sắt thấp, dẫn đến chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Sắt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển các hệ cơ quan, đặc biệt là não bộ.
Các minh chứng khoa học đã đưa ra bằng chứng cho thấy, stress sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra một loại hormone trong máu làm tăng nguy cơ sảy thai. Hơn thế, tâm trạng người mẹ không tốt khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai sau này. Vì vậy, bạn nên bằng nhiều cách để loại bỏ và khống chế stress đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho em bé trong bụng.
 
24082012afamilymusic-42a9a.jpg

Mẹ giữ tinh thần thoải mái giúp cho thai nhi tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật (Ảnh minh hoạ)

Làm quen với những thay đổi
Chuột rút, đau lựng, ợ nóng, chóng mặt… là một vài trong hàng tá những vấn đề mà chị em phụ nữ khi mang thai sẽ phải đối đầu. Chính vì thế, bạn nên sớm học cách làm quen với những thay đổi tiêu cực đó của cơ thể. Nếu đấy là vấn đề bạn cảm thấy thực sự nguy hiểm, khó khắc phục thì hãy chia sẻ vấn đề này với bác sĩ sản khoa để nhận được lời khuyên hữu ích về cách vận động thể chất, dinh dưỡng cũng như dùng các loại thuốc hợp lý trong giai đoạn đặc biệt này.
 
Quan tâm đến giấc ngủ
Ngủ là thời điểm cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và loại bỏ mệt mỏi, căng thẳng. Bà bầu cần đảm bảo thời lượng giấc ngủ khoảng 8-9 tiếng/ngày. Nếu bạn bị “nghén ngủ” thì nên tranh thủ chợp mắt khoảng 15-20 phút sẽ có thể để xua tan cảm giác buồn ngủ.
 
Ăn uống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo trong giai đoạn thai kỳ sẽ có tác động tích cực đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Thực đơn ăn uống của bà bầu nên thay đổi đa dạng để đảm bảo toàn diện các chất dinh dưỡng, chống lại những cơn nghén và loại bỏ rắc rối về sức khỏe đối với thai kỳ. Ngoài việc quan tâm bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất và đa dạng, bạn còn cần quan tâm đến hàm lượng vitamin, acid folic, sắt để giúp cho bào thai đầy đủ chất dinh dưỡng, nuôi bào thai một cách toàn diện nhất.
5-bai-tap-yoga-danh-cho-me-bau.jpg

Mẹ bầu nên dành 30 phút mỗi ngày để vận động theo thể trạng  (Ảnh minh hoạ)

Tập luyện theo thể trạng
Thật sai lầm khi nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai nên “nói không” với việc tập luyện bởi nó làm tăng nguy cơ sẩy thai, động thai… Ngược lại, theo Trung tâm chăm sóc sức khỏe Discovery Health của Hoa Kỳ thì tập luyện phù hợp với thể trạng sức khỏe là điều cần thiết với phụ nữ mang thai, đem lại những “điểm cộng” tuyệt vời cho cả mẹ và bé.
Theo các chuyên gia thì tập luyện 30 phút/ngày có tác dụng chống lại táo bón, đau đầu - là những rắc rối thường gặp nhất ở giai đoạn mang thai. Tập luyện cũng là “liều thuốc ngủ” tuyệt vời giúp bạn dễ dàng ngủ và ngủ ngon hơn. Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng tập luyện sẽ không gây hại cho sức khỏe của bà bầu nếu bạn tuân thủ theo những nguyên tắc an toàn và phù hợp với thể trạng của mình.