Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Sự thật kinh ngạc về quy trình huấn luyện phi hành gia NASA: Người thường khó vượt qua nổi

Vũ trụ có sức cuốn hút vô cùng đặc biệt. Vô số đứa trẻ ước mơ trở thành phi hành gia, nhưng thực tế số người đi vào vũ trụ nhỏ hơn thế rất nhiều.

Sau đây là một số sự thật thú vị về quy trình huấn luyện các nhà du hành vũ trụ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA):

1. NASA không giới hạn độ tuổi ứng viên

Sự thật kinh ngạc về quy trình huấn luyện phi hành gia NASA: Người thường khó vượt qua nổi - Ảnh 1.

Phi hành gia John Glenn trên tàu con thoi Discovery năm 1998 (Ảnh: NASA)

NASA không có bất kỳ giới hạn tuổi nào cho phi hành gia, nhưng đòi hỏi các ứng viên phải có bằng cử nhân trong lĩnh vực liên quan đến STEM, như sinh học, kỹ thuật, khoa học máy tính…

Ngoài ra, các ứng viên NASA phải là công dân Mỹ, có thị lực tốt – chấp nhận đeo kính. Người được chọn phải có kinh nghiệm 1000 giờ bay máy bay phản lực, hoặc 3 năm làm việc liên quan. Trong quá khứ, NASA tuyển ứng viên từ 26 đến 46 tuổi. Năm 1998, phi hành gia John Glenn bay trở lại vũ trụ ở tuổi 77.

2. Tập bơi với đồ phi hành

Ngay tháng huấn luyện đầu tiên, ứng viên phải vượt qua bài kiểm tra bơi nghiêm ngặt. Họ phải bơi không ngừng nghỉ quãng đường bằng 3 lần chiều dài hồ bơi 25 m. Tất nhiên, họ phải bơi trong bộ đồ bay nặng 127 kg.

Họ có được dùng một trong ba kiểu: bơi sải, bơi ếch, bơi nghiêng. Không giới hạn thời gian, nhưng ngay sau khi hoàn thành chặng, ứng viên phải bơi đứng tại chỗ 10 phút. NASA cũng yêu cầu phi hành gia có chứng nhận lặn biển.

3. Huấn luyện ở hố thiên thạch

Sự thật kinh ngạc về quy trình huấn luyện phi hành gia NASA: Người thường khó vượt qua nổi - Ảnh 2.

Một buổi huấn luyện ở miệng hố thiên thạch tại Arizon (Ảnh: NASA)

Sau khi thiết lập chương trình Apollo năm 1961, NASA quyết định để các phi hành gia thử nghiệm ở hố thiên thạch, giả lập môi trường Mặt trăng. Lựa chọn là hố Meteor (Arizona, Mỹ) – sâu gần 174 m, rộng 1,25 km, được hình thành 50.000 năm trước.

Từ năm 1963, NASA sử dụng thuốc nổ để tạo ra hàng trăm miệng "hố thiên thạch" ở khu vực lân cận cho các thực tập sinh của mình.

4. Phi hành gia ISS phải học tiếng Nga

Hiện nay, các duy nhất để phi hành gia lên trạm vũ trụ ISS là dùng tàu Soyuz của Nga. Tất cả các phi hành gia ISS, bất kể nguồn gốc, quốc gia, hiện phải học tiếng Nga. Họ không chỉ cần giao tiếp căn bản, mà còn phải hiểu rất nhiều thuật ngữ kỹ thuật bằng tiếng Nga.

5. Dành nhiều thời gian dưới nước

Sự thật kinh ngạc về quy trình huấn luyện phi hành gia NASA: Người thường khó vượt qua nổi - Ảnh 3.

Phi hành gia chuẩn bị lặn ở bể bơi mô phỏng (Ảnh: NASA)

Tại Trung tâm Vũ trụ Johnson (Texas, Mỹ) có một bể bơi trong nhà khổng lồ, sâu 12,1 m, rộng 31m. Nó có kích thước lớn hơn một bể bơi chuẩn Olympic. Nước được giữ ở nhiên độ 27 – 30 độ C và được thay hàng ngày.

Bể bơi này giúp các phi hành gia làm quen với môi trường không trọng lực. Thông thường với 1 giờ ở trên vũ trụ, họ phải dành 6 đến 8 giờ tập luyện đi bộ, lắp ghép, sửa chữa tàu… dưới bể bơi.

6. Tập sử dụng nhà vệ sinh

Vì không có trọng lực nên hệ thống ống nước trên tàu vũ trụ phụ thuộc vào lực hút chân không. Để tránh "thảm cảnh" xảy ra, các phi hành ra phải tập cách đi vệ sinh vào một lỗ chân không nhỏ xíu chỉ rộng khoảng 10,16 cm. Hầu hết chúng ta đều quen dùng loại bồn cầu có kích thước lớn hơn ít nhất 3 lần.

Ở Trung tâm Vũ trụ Johnson, hai bản sao kiểu cũ của nhà vệ sinh ISS được sử dụng để huấn luyện. Phiên bản mới hơn hiện nay là một phần của hệ thống tái chế nước thải thành nước có thể uống được.

7. Kiểm tra kỹ năng sinh tồn

Sự thật kinh ngạc về quy trình huấn luyện phi hành gia NASA: Người thường khó vượt qua nổi - Ảnh 4.

Thực tập sinh làm lều bằng cành thông và dù hoang dã (Ảnh: NASA)

Trong không gian, không thiếu gì các tình huống nguy hiểm. Thế nên, các cơ quan vũ trụ trên khắp thế giới đưa các phi hành gia đến huấn luyện sinh tồn ở nơi hoang dã. NASA thường xuyên thử nghiệm ở các khu rừng rậm tại Panama.

Phi hành gia nước khác có thể phải trải qua sa mạc nóng cháy hoặc những khu rừng lạnh lẽo. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA đôi khi để thực tập sinh trôi dạt trên Địa Trung Hải.

Trong nghịch cảnh này, ứng viên được hướng dẫn bởi các chuyên gia sinh tồn, trải nghiệm tai nạn máy bay, thực hành sơ cứu và làm quen với bộ dụng cụ khẩn cấp.

8. Học cách di chuyển đồ

Ở môi trường không trọng lực, rất dễ dàng để di chuyển các vật nặng. Nhưng để làm chậm hay chuyển hướng vật thể như ý thì cần phải có kỹ năng. Các phi hành gia sẽ được tập di chuyển đồ đạc trên một sàn mô phỏng. Sàn này làm bằng kim loại, kích thước bằng một căn phòng, bề mặt trơn và cực kỳ nhẵn. Trong bài tập này, sai số cho phép là 0,007 cm cho mỗi 0,3 m dịch chuyển.

9. Chờ đợi nhiều năm

Các học viên sau khi vượt qua chương trình đào tạo phi hành gia khó khăn của NASA, hầu hết chưa đủ điều kiện để lên vũ trụ. Họ phải hoàn thành khóa huấn luyện chuyên sâu hơn nữa. Một tân binh sẽ bắt đầu hành trình đầu tiên của mình với một vài phi hành gia kỳ cựu.

Quá trình chờ đợi nhiệm vụ đầu tiên có có thể kéo dài một vài năm. Trong thời gian này, hầu hết họ làm các công việc dưới mặt đất. Ở ESA, phi hành gia người Thụy Điển Christer Fuglesang mất 14 năm để đi lên vũ trụ lần đầu tiên.