Táo bón là dấu hiệu cảnh báo đường ruột không khỏe mạnh, gây ra đầy bụng, buồn nôn, đau bụng, làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn, chất thải được tích tụ trong ruột già lâu ngày và mất nhiều thời gian để đào thải ra ngoài.
1. Tại sao táo bón lại gây nguy hiểm?
Táo bón có thể gây ra hiện tượng ứ đọng phân, có thể gây sốt, nhức đầu, mất nước, nôn mửa, lú lẫn, giảm cân, thở nhanh. Ứ đọng phân là nguy hiểm, chất thải không được đào thải ra ngoài, thậm chí có thể gây tử vong.
2. Đi đại tiện bao nhiêu lần là khỏe mạnh?
Nhu cầu đại tiện của mỗi người khác nhau. Nhưng nói chung, mỗi ngày đi đại tiện 3 lần là mức độ bình thường. Nếu đi đại tiện nhiều hơn số trên, đó có thể là dấu hiệu của tiêu chảy, đi ít hơn có thể là do táo bón.
3. Nguyên nhân gây táo bón?
Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón, nó có thể là do mất nước, chế độ ăn thiếu chất xơ, uống nhiều sữa, căng thẳng, ăn nhiều đường, chất béo, hội chứng ruột kích thích, mang thai, tiểu đường, uống nhiều rượu hoặc cafein.
4. Nhược giáp có ảnh hưởng đến việc đại tiện?
Nhược giáp có thể ảnh hưởng đến việc đại tiện. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị táo bón, bạn nên đến gặp bác sĩ và kiểm tra sức khỏe tuyến giáp.
5. Ăn nhiều socola
Ăn nhiều socola có thể là lí do dẫn đến việc bị táo bón. Nếu bạn đang ăn nhiều socola và rơi vào tình trạng trên thì nên cắt giảm lượng socola tiêu thụ.
Socola là một trong những nguyên nhân gây táo bón
6. Bổ sung sắt và canxi
Sắt và canxi có thể gây táo bón. Nếu bạn đã bổ sung sắt, canxi một thời gian dài thì nên xin ý kiến bác sĩ về biện pháp thay thế. Uống thuốc trầm cảm cũng có thể gây táo bón.
7. Biện pháp khắc phục
Các biện pháp hàng ngày để đẩy lùi tình trạng táo bón gồm đi bộ, uống đủ nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều rau và trái cây, ngồi xổm khi đi đại tiểu tiện.
*Theo Boldsky
Theo Mai Trần/ Trí Thức Trẻ