o
Cụ thể, trong quý I, tai nạn giao thông đường sắt có dấu hiệu gia tăng và diễn biễn phức tạp ở cả 3 tiêu chí nói trên, và đều tăng so với cùng kỳ. Đặc biệt, đáng báo động là những vụ ôtô đâm vào đoàn tàu tại đường ngang cho thấy lái xe ôtô bất chấp mọi quy định khi tham gia lưu thông trên đường.
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đưa ra con số, khoảng 66,9% số vụ tai nạn trên xảy ra trên các giao cắt cùng mức giữa đường sắt và đường bộ mà chủ yếu là tại các các lối đi dân sinh tự mở trái phép qua đường sắt.
Tai nạn đường sắt (ảnh minh họa)
Nguyên nhân các vụ tai nạn nêu trên chủ yếu là do người dân, các phương tiện đường bộ gồm ô tô, xe máy đi ngang qua đường sắt, đã không chú ý quan sát dẫn đến tai nạn; không làm chủ được tốc độ đâm vào tàu khi tàu đang chạy qua đường ngang hoặc cố tình vượt qua đường ngang…
Cũng theo báo cáo của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam, quý I đã xảy ra 116 vụ tai nạn trong toàn quốc (tăng 30 vụ); số người chết tăng 14 người; số người bị thương tăng 10 người so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt đã có 47 vụ ôtô đâm vào đoàn tàu, trong đó 14 vụ có người chết và bị thương.
Trên toàn mạng lưới đường sắt hiện có 5.751 đường ngang giao cắt. Trong đó, chỉ có 1.516 vị trí đường ngang hợp pháp (có mặt lát đường bộ qua đường sắt bằng tấm đan bê tông hoặc láng nhựa cấp phối) còn lại là 4.268 đường ngang dân sinh (chiếm 74%). Mật độ bình quân gần 2 km đường sắt chính tuyến có 1 đường ngang.
Trong số các đường ngang hợp pháp, có đến 86% không đủ điều kiện an toàn như tầm nhìn hạn chế, độ dốc và góc giao cắt của đường bộ qua đường sắt vượt quá quy định theo tiêu chuẩn “quản lý đường ngang”, đặc biệt là đường ngang tại các vị trí đường bộ song song, liền kề đường sắt và ra vào các khu dân cư, khu công nghiệp...
Theo số liệu thống kê của ngành đường sắt, trong các tuyến đường sắt thì tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh có số vụ tai nạn cao nhất, chiếm 80% số vụ; tuyến Hà Nội-Lào Cai chiếm 6%, Hà Nội-Hải Phòng chiếm 4% số vụ, còn lại là các tuyến khác. Tai nạn xảy ra đối với xe ôtô khoảng 10%, xe máy 50%, xe đạp 15%, phương tiện khác và người đi bộ chiếm khoảng 35%. |