Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Tăng cường hợp tác với GIZ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(Dân sinh) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp làm việc với Đoàn đánh giá của GIZ do Tiến sỹ Juergen Hartwig, Giám đốc Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam làm trưởng Đoàn.

Mục tiêu của buổi làm việc nhằm đánh giá những kết quả hoạt động của Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam thời gian qua; thảo luận, trao đổi về những thách thức hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang gặp phải, từ đó đề xuất những giải pháp, nội dung hỗ trợ, hợp tác để tháo gỡ và góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng cách mạng công nghiệp 4.0 với những giai đoạn tiếp theo.

Tăng cường hợp tác với GIZ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 1.

Phó Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng phát biểu tại buổi làm việ

Bên cạnh những chuyển biến tích cực của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua được minh chứng qua sự tăng trưởng của mạng lưới cơ sở đào tạo, quy mô tuyển sinh, chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao thì hệ thống giáo dục nghề nghiệp còn nhiều thách thức cần tháo gỡ. Quy mô tuyển sinh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ngàcy càng tăng, tuy nhiên so với số lượng trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo thì con số này còn khiêm tốn, hơn nữa chiếm tỷ lệ chủ yếu trong quy mô tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp là đào tạo ngắn hạn; Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh quốc gia là trình độ kỹ năng của lực lượng lao động, theo khảo sát của nhiều tổ chức quốc tế, trình độ kỹ năng của lao động Việt Nam còn thấp so với thế giới; Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tuy đã có hành lang pháp lý đầy đủ, tuy nhiên chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoặc việc hợp tác chưa thực sự hiệu quả; Công tác dự báo nhu cầu của thị trường lao động, việc thống kê lực lượng lao động theo số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, trình độ kỹ năng còn hạn chế; Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo; Hệ thống giữ liệu mở đáp ứng yêu cầu hình thành của hệ thống giáo dục nghề nghiệp mởi; Sự quan tâm, nhận thức của đại bộ phận người dân về giáo nghề nghiệp còn chưa đầy đủ,…

Tăng cường hợp tác với GIZ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 2.

Tiến sỹ Juergen Hartwig, Giám đốc Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, các chuyên gia của Đoàn đánh giá GIZ cho rằng trong thời gian qua, Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ lớn của Chính phủ Việt Nam, các hoạt động của Dự án này đa dạng, thiết thực cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Những kết quả đạt được sẽ làm nền tảng để xây dựng chương trình hợp tác cho giai đoạn tiếp theo để phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Theo các chuyên gia Đức, để phát triển giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo cần tăng cường thiết kế chương trình đào tạo kỹ năng nghề trong toàn hệ thống cơ sở đào tạo; duy trì phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp đồng đều ở tất cả các địa phương và làm thế nào để tăng cơ hội tiếp cận của người dân với hệ thống giáo dục nghề nghiệp; Những hoạt động thí điểm của Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam cần được nhân rộng và quan trọng hơn cần nghiên cứu để đưa vào thể chế, chính sách ở tầm vĩ mô; Chính phủ Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia giáo dục nghề nghiệp;…

Tăng cường hợp tác với GIZ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 3.

Đại diện GIZ trình bày tham luận tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng bày tỏ sự vui mừng và cho rằng buổi làm việc với Đoàn đánh giá của GIZ hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng bối cảnh giáo dục nghề nghiệp đang trong giai đoạn nước rút cho thời gian còn lại của năm 2019, cũng như năm 2020, kết thúc giai đoạn 2016 -2020, xây dựng chương trình, kế hoạch, tầm nhìn cho giai đoạn tiếp theo. Trong thời gian vừa qua, với sự hỗ trợ từ Chính phủ Đức, Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam, cũng như sự đầu tư của Chính phủ Việt Nam, Giáo dục nghề nghiệp thu được những thành công nhất định, từ việc quy mô tuyển sinh không ngừng tăng lên, chất lượng giáo dục nghề nghiệp từng bước được cải thiện, việc xây dựng thể chế, chính sách về giáo dục nghề nghiệp cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Những kết quả đó sẽ là nền tảng để đổi mới, phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn tiếp theo, giai đoạn từ 2021 đến 2030.